Thuyết minh sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu
- Mở bài:
Nguyễn Đình Chiểu hay còn gọi là Đồ Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù tối, và gặp lúc biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
- Thân bài:
Sự nghiệp sáng tác thơ văn của nhà thơ gắn gặt với vận mệnh của đất nước và những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc thời kỳ cận đại. Quá trình sáng tác thơ văn của Đồ Chiểu có thể chia ra làm ba thời kỳ với hoàn cảnh đất nước và hoàn cảnh cá nhân có những đặc điểm khác nhau.
Thời kỳ Nguyễn Đình Chiểu bị mù lòa và dạy học tại Bình Vi (Gia Định):
Giặc Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, nhân dân cả nước đang đứng trước nguy cơ nghèo đói, nạn thất mùa, dịch bệnh và họa ngoại xâm (1850 – 1858).
Tác phẩm chủ yếu mà cũng là tác phẩm đầu tiên của nhà thơ trong thời kỳ này là tác truyện thơ Lục Vân Tiên mang tính chất tự truyện của tác giả. Cũng trong thời kỳ này, Nguyễn Đình Chiểu đã bắt đầu sáng tác truyện Dương Từ – Hà Mậu (1843) thực dân Pháp nổ sung thị uy ở Đà Nẵng đòi thả các linh mục đạo thiên chúa bị bắt giam ở Huế. Năm 1847, Pháp công khai gây hấn bắn chìm một chiếc thuyền của triều đình Huế ở cửa Hàn. Năm 1848. triều đình Huế ban dụ cấm đạo thiên chúa nghiêm ngặt hơn trước.
Khi quân Pháp vào đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy giặc và sau đó vào ở quê vợ tại Thanh Ba, Cần Giuộc.
Thời kỳ Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc cho đến khi giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (1859 – 1862):
Thời kỳ này Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục hoàn thành tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu, đồng thời sáng tác một số văn thơ yêu nước mà tác phẩm nổi tiếng nhất là “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”. Thời kỳ giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu về Ba Tri dạy học và làm thuốc cho đến lúc qua đời (1862 – 1888) Khi rời Cần Giuộc về Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Từ biệt cố nhân”.
Tại Ba Tri khi được tin Trương Định hy sinh tại Gò Công (1864) ông viết bài văn tế và 12 bài thơ liên hoàn điếu Trương Định. Phan Tòng khởi binh ở Giồng Gạch, Ba Tri, rồi hy sinh tại Gò Trụi (1867) Nguyễn Đình Chiểu viết 10 bài thơ liên hoàn điếu Phan Tòng.
Cũng trong thời gian nầy ông sáng tác bài “Tế lục tỉnh dân trận vong văn” (bài này Nguyễn Đình Chiểu đã đọc trong buổi lễ tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh tại chợ Ba Tri năm 1883). Tác phẩm cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là tập truyện thơ “Ngư tiều y thuật vấn đáp”. Những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân và còn lại đến ngày nay.
Toàn bộ cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được người đương thời, nhân dân và các nhà nghiên cứu văn học nước ta và trên thế giới hiện nay trân trọng và đánh giá rất cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để “chở đạo, sửa đời và dạy người”. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.
Dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức. Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm, khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.
Tóm lại, so với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác…
- Kết bài:
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn thực dân phương Tây ngay từ buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta… Vì mù cả hai mắt, hoạt động ủa người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài giá trị văn nghệ, còn úy giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao úy lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.