thuyet-minh-ve-cay-chuoi-lang-que

Thuyết minh về cây chuối

Thuyết minh về cây chuối.

  • Mở bài:

Trên khắp các miền quê Việt Nam, đi đâu ta cũng đều bắt gặp hình ảnh cây chuối với tán lá xanh mướt. mềm mai tỏa bóng che rợp từ vươn ao cho đến núi đồi. Trong đời sống hằng ngày, quả chuối cũng rất phố biến ở các chợ từ quê đến phố. Không chỉ là một loại cây ăn quả, hơn thế nữa, cây chuối đi vào thơ ca và in đậm trong nền văn hóa dân tộc ta từ muôn đời nay.

  • Thân bài:

Cây chuối thuộc về họ Chuối. Nó được trồng chủ yếu để lấy trái cây của nó, và ở mức độ ít hơn là thân và để trang trí. Trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Cây chuối có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được trồng khắp các vùng nhiệt đới.

Các loại chuối có vẻ bề ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, có cây còn to bằng cả cái cột đình. Cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật, trong khi “thân” chính của nó là một “thân giả”. Mỗi thân chuối có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Lá cây xanh non, bản to, cuống dài và các gân đôi xứng nhau. lá xanh yếu ớt dẽ bị xé rách bởi gió hoặc các loài vật. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn cứng, khá dai, khó bứt đứt.

Tùy theo từng loại mà cây chuối trổ buồng và cho số lượng quả khác nhau. Có loại cho hàng trăm quả một buồng, có loại mỗi buồng cho hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống góc. Quả chuối trên buồng thường phân thành nải, xếp đều quanh trục. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến. Hoa chuối điển hình với hoa đực ở đầu và hoa cái mọc trên cao hơn hoa đực. Hoa chuối có màu đỏ, thuôn dài. Cây thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi mới.

Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nâu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó nằm giữa vỏ và thịt). Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin c và kali.

Mặc dù những quả chuối dại có nhiều hột lớn và cứng, nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán là chuối ít hột dùng để làm thuốc. Có hai loại chuôi cơ bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối nấu được nấu khi còn màu xanh. Quả chuối xanh, chuối chín có thể chê biến ra nhiều món ăn ngon. Ở nhiều vùng trên thế giới và trong thương mại, “chuối” là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và ngọt.

Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như không có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuôi tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường, ngoài ra lá chuối khô cũng được dùng để gói những chiếc bánh gai.

Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của chuối trong những sợi dây cột bó hoa của các cô bán hoa, đó chính là bẹ chuối, chúng được xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột. Còn một phần nữa mà ta không thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, cho nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo.

Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa, là thực phẩm giàu chất carbon hydrate, các loại vitamin, nhiều chất khoáng, về dinh dưỡng. Nền y học cổ truyền thuộc hai trung tâm văn minh Trung Hoa và Ấn Độ coi chuối là thần dược trị bách bệnh. Chuối sấy khô chữa được chứng hoại huyết. Ăn chuối buổi sáng có tác dụng như uống thuốc kháng sinh, làm đẹp da, tăng cường chức năng tuần hoàn máu, chữa suy nhược, phục hồi cơ thể, chữa bệnh tiêu chảy và tăng cường vitamin C, chữa bệnh bướu cổ.

Chuối dược trồng quanh năm, riêng đối với chuối cau thì thời điểm trố trùng vào mùa gió tháng 5-6 Dương lịch. Tưới nước: ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa (tháng 5—11 Dương lịch) cần thoát nước tốt cho vườn chuối, tháng 8-10 Dương lịch mưa nhiều dễ gây ngập úng. Tỉa chồi phải thường xuyên khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng.

Cây chuối trong chỉ là một loài cây lương thực cho năng xuất cao mà tất cả các bộ phận của chuối đều có thể sử dụng được. Hình ảnh cây chuối con đi vào thơ ca, quả chuối trở thành vật phẩm dâng lên các vị thần. Trên bàn thờ tổ tiên vào ngày tết, nhà nào cũng có nải chuối xanh, chuối chín. Đặc tính mềm mại và yếu đuối của cây chuối được ví như vẻ e thẹn dịu dàng của người thiếu nữ mới lớn.

  • Kết bài:

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây trồng vô cùng gần gũi và thân thiết. Nếu cây tre được ví, được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại, luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ hiền che chở cho đàn con thơ.

Thuyết minh cây lúa nước

Bình luận đã bị đóng.

Lên đầu trang