Thuyết minh cây sen hồng

thuyet-minh-cay-sen-hong-duong-le

Thuyết minh cây sen hồng.

  • Mở bài:

Sen là một loài cây thủy sinh mộc khá phổ biến ở các nước nhiệt đới và rất phổ biến trên các đồng quê Việt Nam. Cây sen gắn bó với con người Việt Nam trong bao đời này. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, tinh khiết và trong sáng trong thế giới hình ảnh của tôn giáo. Hình ảnh cây sen, hoa sen đi vào đời sống thực cũng như thế giới tâm linh của con người. Cây sen hồng không những có giá trị nghệ thuật trong đời sống tinh thần mà trong thực tế, cây sen có rất nhiều ý nghĩa.

  • Thân bài:

Nguồn gốc các loài sen:

Sen hồng là một loại cây thủy sinh sống lâu năm, thường phát triển ở nơi có nhiều nước. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu. Ngày nay, nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Hoa sen hồng là quốc hoa của Việt Nam và Ấn Độ.

Phân loại các loài sen:

Cây sen được phân loại dựa trên màu sắc: sen hồng, sen trắng, sen xanh, sen tím, sen vàng; hay xuất xứ: sen Thái, sen cung đình, sen Ai Cập,…  Tại Việt Nam phổ biến nhất là giống sen hồng và sen trắng.

Đặc điểm hình dáng và sinh thái của cây sen:

Cây sen có thân rễ chìm trong bùn, thường hay mọc bò ngang ở dưới nước. Đặc biệt là trong các lớp bùn của ao hay sông, hồ. Chỉ có lá và hoa là nổi lên trên mặt. Lá sen thấp, có hình tỏa tròn giống cái chén với đường kính từ 30 đến 60 cm. Điểm đặc biệt của lá sen là không thấm nước và thường vươn lên cao theo mặt nước.

Hoa sen thường mọc trên các thân to, nhô lên cao khỏi mặt nước nhờ có vòi sen (ngó sen). Hoa to có nhiều màu sắc như trắng, trắng hồng đến màu đỏ hồng. Búp sen chưa nở gồm nhiều cánh xếp xen kẽ chồng lên nhau giống hình 2 bàn tay chụm lại cầu nguyện.

Khi bông nở ta có thể thấy được đế hoa lồi có hình nón bên trong. Xung quanh đế bông là các nhị vàng. Ngó sen có màu trắng, ngọn có mang chồi hình chóp nhọn. Cây hoa sen có hạt màu trắng, bên trong chứa hai lá mầm trắng và có tâm sen màu xanh.

Thân rễ cây hoa sen phình to thành củ, màu vàng nâu, hình dùi trống, gồm nhiều đoạn, thắt lại ở giữa. Củ sen chìm trong bùn sâu. Đây là bộ phận dinh dưỡng và sinh sản của cây sen.

Trồng sen chủ yếu là thu hoạch hoa và quả. Người ta còn hái lá sen để gói. Khi đài sen đã chín, hạt sen già người ta cắt nguyên đài sen sau đó bóc tách lấy hạt. Hạt sen thường dùng tươi hoặc phơi khô. Hoa sen được cắt hái khi còn búp. Thường hái vào buổi sáng sớm khi hoa chưa kịp nở. Sau khi hái, người ta thường buộc hoa sen lại để hoa không nở.

Vai trò, ý nghĩa và lợi ích của cây hoa sen trong đời sống con người:

Hoa sen là loại cây cảnh đẹp, được nhiều người ưu thích. Cây thường được trồng làm cây cảnh ngoại thất, trồng trong ao hồ nhân tạo hay tự nhiên. Hoa sen thường được trồng làm chậu cây thủy sinh, làm cây cảnh trong các hồ cá, hòn non bộ cũng rất đẹp.

Hoa sen chưa nở được dùng làm đồ thờ cúng mang ý nghĩa linh thiêng. Người ta cho rằng hành động chắp tay vái lạy mang hình dáng hoa sen là để biểu thị sự trong sạch, tinh khiết khi hướng đến các vị thần linh ban cho phước lành. Hình ảnh này phổ biến ở các đất nước phật giáo như Thái Lan, Lào, Việt Nam,…

Hoa, các hạt, lá non và thân rễ ăn được. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn. Trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn. Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (súp, canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất.

Các cánh hoa, lá non và thân rễ có thể ăn sống. Hạt sen là món ăn thượng hạng trước đây chỉ được sử dụng trong những nhà giàu có. Hạt sen nấu chè, chưng hầm với gà và các vị thuốc bắc có chức năng bồi bổ sức khỏe vô cùng hiệu nghiệm.

Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi khi còn non hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô.

Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt. Tâm sen cũng có thể dùng để hãm uống như nước trà. Tuy nhiên, tâm sen rất đắng, thường không dễ uống.

Lá sen khi tươi thường mềm và dễ rách nhưng khi để khô rất dai và dẻo. Lá sen thường dùng để gói đồ vật, thức ăn.

Ý nghĩa cây sen trong đời sống tinh thần của người Việt:

Cây hoa sen mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho sự trong trắng bởi vì hoa mọc lên từ trong bùn lầy nhưng rất tinh khiết. Ngoài ra, hoa sen còn tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, giúp con người gỡ bỏ mọi ưu phiền để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc. Hoa sen xanh được coi là linh thiêng nhất trên vùng đất Ai Cập, là loại hoa tỏa ra hương thơm của cuộc sống thần thánh.

Hoa sen với màu sắc trong trắng trên bùn nhơ được hiểu với nghĩa đạo đức. Các cánh hoa đã nở được coi là sự mở rộng của tâm hồn và là biểu tượng của sự thăng hoa tinh thần. Vẻ đẹp của hoa sen tương phản với nguồn gốc từ bùn lầy của nó thể hiện một sức mạnh tinh thần.

Đối với người Việt Nam, từ xa xưa, cây sen và hoa sen đã được xem như biểu tượng của sự trong sạch, sức sống trường cửu, mang màu sắc tâm linh, huyền thoại sâu sắc. Hình ảnh hoa sen đi và thơ ca, nhạc họa, phản ánh sâu sắc cuộc sống thanh cao, bình dị của người nông dân Việt Nam gắn bó với đồng ruộng. Đặc biệt búp hoa sen gắn với tinh thần phật giáo với ý nghĩa từ bi, bác ái, trí tuệ, hỷ xả.

  • Kết bài:

Ngày nay, với giá trị to lớn cây sen đã được trồng khắp nơi trong cả nước. Không những là vật phẩm thờ cúng, là thực phẩm hàng ngày, cây sen còn có giá trị xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.

Thuyết minh cây lúa nước

11 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thuyết minh về cây dừa - Thế Kỉ
  2. Thuyết minh hoa Bỉ ngạn - Thế Kỉ
  3. Dàn ý giới thiệu về cây hoa lan - Thế Kỉ
  4. Thuyết minh cây dừa lớp 9 có miêu tả và biểu cảm - Thế Kỉ
  5. Thuyết minh về cây chuối ở đồng quê Việt Nam - Thế Kỉ
  6. Thuyết minh cây phượng vĩ - Thế Kỉ
  7. Thuyết minh về cây hoa hồng - Thế Kỉ
  8. Thuyết minh về hình ảnh cây tre trong đời sống con người Việt Nam - Thế Kỉ
  9. Thuyết minh về cây tre hay nhất - Thế Kỉ
  10. Thuyết minh cây lúa nước hay nhất - Thế Kỉ
  11. Thuyết minh về cây dừa Nam bộ - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.