Thuyết minh về một loài côn trùng (con kiến vàng).
- Mở bài:
Kiến vốn được xem là một xã hội loài người thu nhỏ. Một chiếc tổ có thể là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến. Mỗi tập đoàn kiến thường làm chủ cả một khu vực đất rộng lớn. Tuy có hàng triệu cá thể nhưng tổ kiến giống như một tổ chức cá nhân với nhiều cơ chế vận hành riêng biệt. Tất cả hợp thành một thể thống nhất.
- Thân bài:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, loài kiến xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng hơn 100 triệu năm. Kiến vàng là loài công trùng thuộc họ Formicidae. Chúng làm tổ trên cây bằng cách dùng tơ do ấu trùng của chúng tạo ra để cuộn các lá với nhau. Loài kiến này có thể có màu vàng nên được gọi là kiến vàng. Nếu các loài ngày càng ít đi thì kiến không ngừng gia tăng về số lượng.
Kiến vàng chỉ làm tổ trên cây nhưng kiếm ăn cả trên cây lẫn dưới đất. Chúng dùng những sợi tơ kết dính các lá cây lại làm tổ. Bên trong chúng chia làm nhiều ngăn. Khi tổ đã hình thành chúng bắt đầu cất giữ thức ăn và đẻ trứng.
Kiến là sinh vật có số lượng đông đảo nhất thế giới. Người ta thống kê được rằng trên toàn thế giới có khoảng 12.500 loài kiến với số lượng khoảng 10 triệu tỉ cá thể, chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở mặt hình thái cơ thể, kiến vàng có điểm khác nhau với các loài côn trùng khác bởi cặp râu gấp khúc, cùng cơ thể kiến phân chia thành hai phần riêng biệt, nối ở giữa là phần eo thon gọn. Eo kiến được cấu tạo bởi một hoặc hai đốt sống. So với một vài loài kiến khác, kiến vàng có cơ thể to hơn. Cơ thể kiến chia làm 3 phần : Đầu, ngực và bụng.
Các cơ quan cảm giác của kiến tập trung nhiều nhất ở phần đầu. Y hệt như những loài côn trùng khác, kiến vàng có đôi mắt to, đẹp. Đó là sự kết hợp của nhiều thấu kính nhỏ, giúp kiến nhận biết cực tốt những chuyển động của môi trường xung quanh.
Kiến vàng có 3 con mắt đơn trên đỉnh đầu, giúp kiến nhận biết được cường độ mạnh, yếu của ánh sáng tự nhiên. Râu kiến vàng là một cơ quan chuyên dùng để giao tiếp, phát hiện thức ăn, hóa chất, chất bài tiết tiết ra từ các cá thể kiến xung quanh. Ngoài ra, râu kiến còn là cơ quan rất nhạy bén với các chuyển động của sự vật xung quanh chúng. Hơn nữa, đầu kiến còn được trang bị đôi hàm cực khỏe. Hàm dưới thường dùng để vận chuyển thức ăn, vũ khí tự vệ, dụng cụ xây tổ.
Phần ngực kiến vàng có ba cặp chân. Dưới tận cùng mỗi cặp chân có hình dạng của cái móc. Đặc điểm ấy giúp kiến thuận tiện hơn trong việc leo trèo. Riêng với kiến chúa, kiến đực thì còn được thêm 1 đôi cánh ở ngực.
Bụng kiến vàng là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng, bao gồm luôn cả bộ phận sinh sản. Hầu như tất cả các loài kiến vàng trên thế giới đều có kim châm, dùng để phóng hóa chất khiến con mồi tê liệt. Đó cũng là vũ khí để chúng tự vệ, bảo vệ tổ.
Vòng đời của kiến vàng thường hay bắt đầu ở quả trứng. Trứng nếu được thụ tinh từ kiến đực thì khi nở ra sẽ là kiến cái, không được thụ tình thì sẽ là kiến đực. Kiến vàng có vòng đời “biến thái hoàn toàn” và phải trải qua các giai đoạn như trứng → ấu trùng → cá thể nhộng → kiến trưởng thành.
Ở giai đoạn ấu trùng, kiến vàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các con kiến khác trong tổ. Bởi ấu trùng kiến không có chân. Điểm khác biệt giữa kiến chúa và kiến thợ lệ thuộc vào sự nuôi nấng, chăm sóc ở lúc khi còn là ấu trùng. Đó cũng là phương thức trao đổi thức ăn, nguồn dinh dưỡng giữa các con kiến trưởng thành trong tổ. Để âu trùng và nhộng phát triển thì chúng cần được nuôi dưỡng trong một điều kiện nhiệt độ thích hợp. Chính vì vậy, ấu trùng kiến thường được hoán đổi vị trí trong tổ để phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Một con kiến thợ thực sự trưởng thành sẽ mất vài ngày đầu để chăm sóc cho kiến chúa và kiến non. Sau thời gian đó, chúng sẽ chuyển sang đào hào, tìm kiếm nguồn thức ăn, bảo vệ tổ kiến khỏi thiên địch của thiên nhiên. Trong mỗi tổ kiến vàng có thể có nhiều kiến chúa. Chỉ có kiến chúa mới có chức năng sinh sản. Kiến thợ có nhiệm vụ đào hang, kiếm mồi, chăm sóc kiến con và mở rộng tổ mới.
Kiến có mặt ở khắp mọi nơi. Từ trên cây lẫn dưới đất. Chúng biết dùng tơ kết lá cây thành những chiếc tổ và đẻ trứng trong đó. Một vài loài kiến cũng tận dụng các hóc cây để làm tổ. Phần lớn các loài còn lại làm tổ dưới đất. Chúng dùng hàm răng và đôi chân đào sâu vào lòng đất thành những cái tổ. Tổ kiến thường có cấu trúc phức tạp, giúp chúng được an toàn trước kẻ thù.
Kiến vàng là loài rất siêng năng và cần cù. Kiến vàng thường săn bắt các loài côn trùng nhỏ. Đôi khi chúng còn bắt cả những loài côn trùng lớn hơn chúng gấp nhiều lần. Kiến vàng có vai trò bảo vệ cây khỏi sự phá hoại của một vài loài côn trùng gây hại. Kiến vàng còn là đối tượng phục vụ nghiên cứu của các nhà khoa học côn trùng.
Một số loài kiến sống cộng sinh với các cây mà chúng làm tổ. Chúng bảo vệ một số loài cây tiết mật, hoặc những cây làm chỗ để sinh sống. Một ví dụ điển hình là cây keo. Trải qua hàng ngàn năm, loài cây bụi đầy gai này đã trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho những chú kiến hiếu chiến nhằm bảo vệ cây khỏi những động vật muốn ăn lá keo. Đây chính là mối quan hệ cộng sinh có lợi cho cả cây keo và kiến.
Tuy nhiên, nọc độc của kiến vàng có thể gây đau, tê nhức nếu bị chúng tấn công. Ở một vài nước, kiến vàng trở thành nguồn thực phẩm như Thái Lan, Indonessia. Ở nước ta, kiến vàng cũng được làm muối kiến rất thơm ngon.
Trứng kiến chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, là nguồn thức ăn khá được ưa chuộng. Trứng kiến còn làm thức ăn cho các loài chim cảnh, cá cảnh.
- Kết bài:
Loài kiến rất hữu ích trong đời sống sản xuất. Kiến giúp tiêu diệt các loài sâu bọ có hại cho cây trông, bảo vệ cây cối. Kiến còn là đội lao công tích cực dọn dẹp các xác chết trong tự nhiên. Ngày nay, tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi các hóa chất bảo vệ thực vật, song kiến vẫn là loài có số lượng đông đảo nhất hành tinh, chiếm giữ các khu rừng rậm và trong cả đời sống con người.