thuyet-trinh-tap-truyen-ngan-canh-dong-bat-tan-nguyen-ngoc-tu

Thuyết trình tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư)

Cánh đồng bất tận của “Nguyễn Ngọc Tư”, sự lưu đày của con người

Cánh đồng bất tận là tên một tập truyện ngắn phát hành năm 2005 của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là tên một truyện trong tập truyện ngắn đó được đăng báo lần đầu cùng năm. Tính đến nay, tập truyện đã được phát hành dưới dạng sách in và sách nói. Một vài truyện ngắn trong tuyển tập đã được chuyển thể thành phim và kịch.

Cả truyện vừa “Cánh đồng bất tận” và tập truyện ngắn cùng tên đã được dư luận phản hồi tích cực. Tập truyện đã trở thành một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Nam với 108.000 bản được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa cùng tên được ra mắt cùng năm.Cùng trong năm 2005, truyện vừa “Cánh đồng bất tận” được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng “Hội Nhà văn Việt Nam” dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành. Năm 2008, tập truyện được dịch qua tiếng Thuỵ Điển với tên “Fält utan slut”.

Trước hết, nói về tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện gây tranh cãi mang tên “Cánh đồng bất tận”.

Được viết bởi một giọng văn mang âm hưởng đồng nội sâu sắc, “Cánh Đồng Bất Tận” như một sự chồng chất và tiếp nối của những bi kịch trong kiếp người. Mà quanh đi quẩn lại trong tấn bi kịch ấy, ta thấy được sự chất chồng ấy cũng bởi cái thiếu thốn lòng vị tha, chưa biết buông bỏ những nỗi oán hờn mà ra. Đọc mà thấy buồn da diết, cuộc sống mong manh mà người ta chỉ sống để dằn vặt nhau, cho đến khi hối hận thì đã muộn màng, rồi lại quay quắt trong mối ăn năn, dằn vặt. Một vòng tròn không có lối thoát.

Tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, mỗi lần đọc là thêm những cảm xúc mới. Đó là nỗi đau, là sự ám ảnh về cảnh nghèo của những người con Đồng bằng sông Cửu Long lam lũ, là sự thương xót cho tình cảnh éo le, kiếp sống lang bạt, hay sự cảm phục trước tình người sâu đậm, niềm tin vào tình yêu của con người. Mỗi câu chuyện là mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh éo le khác nhau: người bị phụ tình, kẻ bị ruồng bỏ.. nhưng trong đó đều chan chứa tình người, chan chứa niềm tin vào cuộc sống, vào con người.

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người dân Nam Bộ, đặc biệt là Nương và Điền. Hai chị em cùng bố trên chiếc thuyền nay đây mai đó và quá khứ về một người mẹ mà khi nghĩ về là xen lẫn cả niềm vui và nỗi buồn. Nương không được phép nhắc đến mẹ trước mặt bố dù trong lòng nhiều lúc lòng Nương cồn cào da diết nhớ!Khi vợ bỏ đi ông đốt nhà dẫn hai con lưu lạc khắp nơi không dừng chân ở đâu quá lâu và hai đứa nhỏ không được biết đến cái gọi là “Nhà”. Vì quá thương vợ,yêu vợ nên nỗi hận trong ông càng lớn khi vợ ra…

Sự xuất hiện của Sương như một cơn gió mới mẻ mang đến sự ấm áp cho Nương và Điền.Nhưng chính sự thù hận mù quáng của người bố là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của chị em Nương và Điền.Ông đã đẩy tất cả đi đến sự tuyệt vọng và đau khổ.Nương một cô gái hiền lành trong sáng lại phải gánh chịu nhiều đau khổ bất hạnh nhưng cô tha thứ tất cả vì hơn ai hết cô hiểu sự thù hận đáng sợ đến thế nào….Kết thúc câu chuyện có thể xem là hồi kết tốt đẹp,tất cả vẫn trôi theo dòng chảy và tuân theo một luật nào đó,quy luật bất thành văn về lẽ người,lẽ đời!

Tác phẩm viết về những con người chân chất của miền Tây. Họ tuy là những người nông dân nghèo, tay lấm chân bùn nhưng họ luôn giàu tình cảm. Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ có một điểm chung, luôn dành cho những người thân yêu của họ những điều tốt đẹp nhất, còn phần mình thì chịu nhiều nỗi buồn. Đọc tác phẩm mà thấy buồn rười rượi. Không phải là một tập truyện như những tác phẩm khác. “Cánh đồng vất tận” gồm nhiều câu chuyện nhỏ góp nhặt nên.

Dù vậy, câu chuyện nào cũng mang một nỗi buồn man mác. Không hiểu tại vì sao tác giả lại viết ra những câu chuyện buồn đến thế? Tuy vậy, tác phẩm vẫn rất hay, nó khắc họa rõ nét đời sống thường ngày của người dân miền sông nước, khắc họa rõ bản tính thật thà của họ. Những con người luôn lênh đênh trên chiếc ghe của mình, cứ chông chênh, chồng chềnh, rày đây mai đó, không biết đến khi nào thì mới có thể tìm được một bến bờ cho mình.

Quyền sống và hạnh phúc của con người đã được nói đến nhiều. Nhưng ở “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư muốn cảnh báo con người về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Không gào thét, không ồn ào nhưng nếu đọc tác phẩm mà bên trong bạn không quặn thắt những đợt sóng về nỗi niềm băn khoăn về kiếp sống làm người.

Một tác phẩm đúng chất của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm tình người. Nó tái hiện lại một vùng quê đầy lam lũ, tình cha dành cho con thắm thiết đến cảm động. “Cải ơi!” tiếng người cha gọi con về nghe thật xót xa. Có thể hành động có phần hơi “lúa” của người cha trong truyện ấy làm ta bật cười, nhưng đằng sau những tràng cười do lại là một bài học đầy ý nghĩa về tình gia đình cao cả. Qua cuộc sống lam lũ ầy, họ có buồn phiền, nhưng họ không hề chán nản, một nghị lực sống phi thường thật đáng để ta học hỏi. Đấy là những tình cảm, những bài học thâm thúy mà tôi nhận được từ một “Cánh đồng bất tận” khác, cánh đồng “tình người” trong chất văn Nguyễn Ngọc Tư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang