hoi-thu-14-hoang-le-nhat-thong-chi

Kiến thức văn bản: Hồi thứ 14, trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái

“Hồi thứ 14” (trích “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái).

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Ngô Gia văn phái.

Ngô Gia văn phái là một nhóm các nhà văn Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ngô Chí Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái, gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ, trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20.

2. Tác phẩm: tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí.

“Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm bằng chữ Hán viết về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê và giai đoạn lịch sử đầy biến động từ cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi, đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi thứ mười bốn, phản ánh sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Văn bản thuộc Hồi thứ mười bốn trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Ý nghĩa nhan đề: Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

II. Nội dung kiến thức cơ bản:

1. Hình tượng người anh hùng Quang Trung  Nguyễn Huệ:

Đoạn trích khắc họa đậm nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:

+ Là người mạnh mẽ, hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quyết liệt: Rất giận khi nhận được tin cáo cấp; tế cáo lên ngôi hoàng đế; xuất binh ra Bắc; tuyển mộ quân lính; Bình tĩnh, mạnh mẽ, quyết đoán, hành động nhanh trước những biến cố.

+ Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: Ra lời phủ dụ quân lính, kích thích lòng yêu nước; phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa địch và ta; sáng suốt trong việc xét đoán dùng người (cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp – ông rất hiểu sở trường sở đoản của tướng sĩ).

+ Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn chiến lược. Xuất quân là tin tưởng chiến thắng, trong lòng đã rõ kế hoạch. Lại thêm, ông còn nghĩ đến việc ngoại giao để giữ yên bờ cõi sau khi quân giặc bị đánh đuổi.

+ Là nhà quân sự tài ba, dụng binh như thần: Tài quân sự xuất quỷ nhập thần; trận Hà Hồi khiến kẻ thù khiếp vía…Oai phong, lẫm liệt, bậc kì tài trong việc dùng binh bí mật, thần tốc, bất ngờ.

+ Uy nghi, lẫm liệt trong chiến trận: Nguyễn Huệ là một dũng tướng thực thụ chứ không phải là anh hùng trên danh nghĩa. Ông cầm quân xông vào trận mạc, vừa chỉ huy vừa giết giặc, khí thế nhu một vị anh hùng trong sử thi.

→ Hình tượng nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ được xây dựng mang đậm màu sắc sử thi, biện pháp tả thực.

2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống

a. Thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh:

– Tôn Sĩ Nghị: bất tài, kiêu căng tự mãn, hữu dũng vô mưa, vô kỷ luật; ỷ thế mạnh không phòng bị, chủ quan khinh địch, cho quân lính mặc sức vui chơi.

– Tương quan lực lượng gấp nhiều lần nhưng chiến đấu yếu ớt, chủ tướng chạy trước, quân lính bỏ chạy theo.

– Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi: Tôn Sĩ Nghị: sợ mất mật, ngựa không dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh.

b. Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

– Vua tôi Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng mà cầu viện ngoại bang, cõng rắn cắn gà nhà. Đến khi thất trận thì chạy bán sống, bán chết, cướp thuyền của dân qua sông, nhịn đói mấy ngày. Đến biên giới, vua tôi nhìn nhau than thở oán giận, chảy nước mắt. Bọn quan lại hữu danh vô thực, bạc nhược; dựa dẫm hoàn toàn vào quân giặc. Bởi thế mà nhận lấy kết cục thảm bại.

→ Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả đối với bọn vua quan bạc nhược, đớn hèn.

2. Ý nghĩa văn bản:

Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

* Ghi nhớ:

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

II. Luyện tập.

  1. Tóm tắt nội dung hồi thứ 14 tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí.
  2. Phân tích cảm xúc trong ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và khi viết về vương triều nhà Lê.

Yêu cầu tiếp nhận:

– Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thẩn dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dần tộc.

– Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản hên quan.

– Tư duy phê phán: Ca ngợi tài năng, phẩm chất của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đồng thời lên án tố cáo vua chúa phản dân hại nước, sự thảm bại của bọn cướp nước.

– Thảo luận về tài năng, phẩm chất của Nguyễn Huệ.đóng yên… hướng Bắc mà chạy; quân lính: xin hàng hoặc bỏ chạy, chết rất nhiều.

– Lòng tự hào dân tộc, kính trọng, biết ơn anh hùng Nguyễn Huệ.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh. Sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

2. Nghệ thuật:

Tiểu thuyết lịch sử chương hổi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.

Lựa chọn trình tự kể chuyện theo diễn biến các sự kiện lịch sử. Khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động. Giọng trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn cướp nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang