trung-thuc-la-gi-ren-luyen-duc-tinh-trung-thuc

Trung thực là gì? Rèn luyện lòng trung thực như thế nào?

Trung thực là gì? Rèn luyện đức tính trung thực như thế nào?

I. Khái niệm:

  • Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

II. Biểu hiện:

  • Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn…)
  • Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.
  • Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.
  • Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí.

III. Ý nghĩa:

  • Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.
  • Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.
  • Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
  • Được mọi người tin yêu, kính trọng.
  • Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.

IV. Danh ngôn:

1. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Đây là cách tính cách hình thành. (Eleanor Roosevelt)
2. Hãy trung thực trong những việc nhỏ bởi sức mạnh của bạn nằm ở đó. (Mother Teresa)
3. Người thật sự trung thực là người luôn tự hỏi mình đã đủ trung thực chưa.
4. Những người thực sự trung thực là những người ý thức rõ rệt được khuyết điểm của mình và công khai thừa nhận khuyết điểm ấy.
5. Trong mọi việc phải tuân thủ ba nguyên tắc: sự thật, trung thực, hữu ích.
6. Yêu khoa học tức là yêu sự thật, bởi vậy tính trung thực là phẩm chất cơ bản của nhà khoa học.
7. Hãy kính trọng những người trung thực, hãy khinh bỉ những kẻ dối trá. (Ngạn ngữ Nga)
8. Nghi ngờ người trung thực là đã vô tình xúc phạm anh ta.
(Ngạn ngữ Italia)
9. Bạn bè là những người luôn trung thực và thẳng thắn với nhau dù sự thực có đau lòng tới mức nào. (Sarah Dessen)
10. Nếu bạn không nói sự thực với chính bản thân mình bạn không thể nói điều đó với những người còn lại. (Virginia Woolf)
11. Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan. (Thomas Jefferson)

Nghị luận về đức tính trung thực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang