Sức mạnh của lòng trung thực

suc-manh-cua-long-trung-thuc-14927-2

“Mỗi người đều có một lòng tự trọng tối thiểu đối với bản thân mình. Chẳng ai muốn bị người khác coi thường, chà đạp lên danh dự và phẩm chất của mình cả. Thế thì ta càng cần phải khẳng định giá trị bản thân mình hơn, chứng tỏ chúng ta có bản lĩnh”.

Sức mạnh của lòng trung thực.

“Không gì đẹp hơn sự thật”. Boileau đã từng nói thế. Trên thế giới rộng lớn này, đã có không biết bao nhiêu là tấm gương sáng để ta học hỏi và noi theo. Mọi người thường nghĩ rằng để trở thành một người được người khác tôn trọng và ngưỡng mộ ta là một điều rất khó. Không cần chúng ta phải là một Nick Vujicic đầy ý chí và nghị lực hay một vị lãnh tụ tài ba như Bác Hồ, tất cả mọi người đều có khả năng để được tôn vinh trước xã hội này.

Nhưng trước hết chúng ta cần phải được mọi người xung quanh ta tin cậy bằng chính sự thật bên trong mỗi con người. “Con người thực sự trung thực và đạo đức thì trong cuộc đời hoàn toàn xứng đáng được xã hội kính trọn”. (N.Đô-brô-liu-bốp). Để có được cái nhìn nhận rõ hơn về lòng trung thực, chúng ta hãy tìm đọc quyển sách “Những câu chuyện hay về lòng trung thực”. Trong quyển sách rất bổ ích ấy có một câu chuyện kể về vị lãnh tụ rất nổi tiếng ở Ấn Độ.

Jawaharlal Nehru là một trong những người lãnh đạo vĩ đại nhất Ấn Độ. Ông cũng chính là vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ và cũng đã đóng góp một vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành quyền tự do cho đất nước. Trong thời gian đó ông đã bị tù đày nhiều lần.

Tại nhà tù, ông đã viết một lá thư rất cảm động gửi cho con gái của mình là Indira Gandi. Nhờ bức thư của ông, Indira đã thay đổi rất nhiều và sau này bà đã là một vị tổng thống thứ ba ở Ấn Độ giống như cha của mình nhờ những lời dạy bảo của cha. Trong đó Nehru có dạy cho con gái mình về lòng trung thực.

Bức thư ấy được viết với rất nhiều tâm tư tình cảm của người cha gửi cho con gái. Ông đã viết rằng: “…Ba không thể nói trước được số phận của chúng ta sẽ đi tới đâu? Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta phải luôn nhớ rằng, chúng ta không được làm bất cứ điều gì tổn hại đến sự nghiệp và danh dự của dân tộc chúng ta. Vì danh dự ấy là một niềm thiêng liêng mà chúng ta phải đánh đổi bằng máu của biết bao nhiêu người. Trong cuộc sống, cũng có lúc chúng ta nghi ngờ về những việc chúng ta làm. Khó mà xác định được điều gì đúng, điều gì sai? Khi nào còn nghi ngờ điều gì, con hãy thử áp dụng gợi ý sau đây của ba…

Đừng bao giờ làm bất cứ điều gì bí mật hoặc không rõ ràng. Bởi vì khi con muốn dấu bất cứ điều gì cũng có nghĩa là con đang sợ điều đó. Mà sự sợ hãi là một điều xấu, nó không xứng đáng với con. Con nên nhớ rằng, những điều dối trá thường được nói thầm. Trong cuộc sống của chúng ta hôm nay, không có chỗ cho những điều mờ ám và dấu giếm. Chúng ta phải hành động một cách quang minh chính đại dưới ánh sáng mặt trời…”

Sự thật khiến mọi người tin cậy ta, kính trọng ta. Sự thật giúp ta có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, không lo âu, suy nghĩ, chẳng cần phải lo sợ ai hay điều gì cả. Thế tại sao con người ta lại vẫn thích nói dối, vẫn hay dối trá với mọi người? Kể cả trẻ em, dù được dạy dỗ rất nhiều về đạo đức nhưng không mấy ai là không nói dối ít nhất một lần.

Sự thật ấy đã khiến cho hầu hết mọi người đều sống trong sự sợ hãi khi dối trá, sợ rằng bí mật sẽ bị tiết lộ, sợ rằng người khác sẽ không chấp nhận mình nếu biết sự thật. Nhưng bạn biết không, dù thế nào thì ta vẫn nên luôn nói thật với mọi người. Mọi sự thật đều có thể được chấp nhận dễ dàng nhưng sự giả dối thì không bao giờ.

Mỗi người đều có một lòng tự trọng tối thiểu đối với bản thân mình. Chẳng ai muốn bị người khác coi thường, chà đạp lên danh dự và phẩm chất của mình cả. Thế thì ta càng cần phải khẳng định giá trị bản thân mình hơn, chứng tỏ chúng ta có bản lĩnh.

Nhưng như thế không phải là phải cố gắng để đạt được như người khác hay dùng những lời giả dối để che lấp đi khuyết điểm của mình. “Một lần bất tín vạn lần bất tin”. Những người xung quanh sẽ rời xa bạn chỉ cần một lần ta nói dối đấy. Để giữ cho danh dự mình luôn đẹp, mình phải khiến cho người khác cảm thấy tin tưởng tất cả những gì ta nói ra, những gì ta làm. Đó cũng chính là ta phải sông trung thực.

Có đôi khi vài lời nói dối vu vơ thôi cũng đã có ảnh hưởng rất lớn đến người nói. Cũng giống như câu chuyện về cậu bé chăn cừu. Nếu tìm đọc quyển sách về lòng trung thực này bạn cũng có thể thấy câu chuyện về cậu bé chăn cừu.

Một hôm, khi đang chăn cừu thì cảm thấy chán quá nên cậu bé đã hét rất lớn: “Aaaaa…Cứu tôi với!!! Sói đến! Sói đến!” Thế là những người nông dân tốt bụng nghe thấy liền chạy đến giúp đỡ nhưng chẳng thấy chó sói đâu. Biết được là cậu bé chỉ đùa thôi nên các bác nông dân tức giận bỏ về.

Ngày hôm sau, lại một lần nữa cậu lại đùa như thế. Vẫn là trò dại dột ấy. Cứ thế đến ngày thứ ba, vô tình có một con sói thật đến hăm dọa và ăn hết đàn cừu của cậu. Nhưng lần này cậu hét lên thì chẳng có ai tới giúp cả vì mọi người nghĩ rằng câu bé chỉ đùa vui thôi. Và kết quả là cậu bé ân hận về bản thân mình khi đã nói dối trước đó tuy nhiên thì lúc đó cũng đã quá muộn rồi. Cả đàn cừu của cậu đều ở trong bụng lão sói.

Qua một câu chuyện rất đơn giản về việc nói dối một cách đùa giỡn thôi cũng đã gây tai hại rất lớn với cậu bé. Ở đời, những chuyện như thế hoàn toàn có thể xảy ra đấy.

“Có lỗi là một điều lỗi. Không chịu nhận lỗi lại là một điều lỗi nữa”. Nếu chúng ta đã lỡ nói dối rồi thì sao? hay lỡ làm điều gì có lỗi thì sao? Dĩ nhiên là phải nhận lỗi rồi. Đừng nên quá bảo thủ, sợ mất mặt mà không dám nhận lỗi. Nếu không nhận lỗi thì lỗi của mình còn nặng hơn và không thể tha thứ được. Trong cuộc đời này, ngay cả chính bản thân chúng ta sẽ rất dễ tha thứ cho lỗi lầm người khác nếu họ thật lòng và tự động xin lỗi nên chẳng việc gì ta lại không dám nói ra sự thật, không dám nhận lỗi nhỉ.

“Khi biết rằng mình đã sống trung thực thì ta cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ chịu hơn” (M.Calinin). Để có một cuộc sống tốt đẹp, để được mọi người tin cậy, để được xã hội kính trọng, trước hết ta phải là người trung thực. Đừng sống giả dối, hãy cứ sống thực với chính bản thân mình. Có thế mọi điều tốt đẹp sẽ luôn đến với chúng ta.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Sống phải biết giữ chữ tín - Theki.vn
  2. Bàn luận về lối sống chân thành - Theki.vn
  3. Nghị luận Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (William Shakespeare) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.