truyen-ngan-lang-cua-kim-lan-nhung-chuyen-bien-tam-trang-nhan-vat-ong-hai-trong

Dàn bài: Phân tích những chuyển biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Dàn bài: Phân tích những chuyển biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

* Dàn bài 1:

I. Mở bài:

Kim Lân là một trong số ít những nhà văn viết ít nhưng thành công lớn, có đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc.

– Truyện ngắn “Làng” là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân.

Ông Hai, nhân vật chính, là người hết mực yêu làng, yêu nước.

II. Thân bài:

1. Tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

– Rất tự hào về làng chợ Dầu to, đẹp, khang trang, có tinh thần chống giặc kiên cường.

– Hãnh diện về làng, yêu làng vô cùng. Nghe tin có một em bé bơi ra giữa hồ hoàn kiếm cắm quốc kì lên tháp rùa, ông hãnh diện. Giặc bị quân ta đột kích, ông tự hào. Tình yêu làng của ông rất lớn, khó có ai được như ông.

2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

– Ông như người thất hồn, đau đớn, tủi nhục. Cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông sỉ vả lũ theo Việt gian, ông không muốn chấp nhận cái thực tại nhục nhã này. Ông có hành động trả tiền nước để về nhà nhanh nhằm giấu đi sự nhục nhã trước mặt những người xung quanh.

– Lúc bà chủ định đuổi ông và gia đình ra khỏi nhà, ông có suy nghĩ về việc về làng nhưng ông biết rằng ” về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ hồ ” nên ông đã không về làng. Là một người bị cho là Việt gian nhưng ông vẫn yêu nước và theo cụ Hồ, đó là sự tin tưởng vào đảng và nhà nước.

– Khi tâm sự với con, ông hỏi về những vấn đề như nhà ta ở đâu, có yêu làng chợ dầu không, có ủng hộ cụ hồ không,… nhằm khẳng định ông vẫn yêu làng yêu nước và thù giặc. “làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù “đó sự tự giác trong tình yêu làng yêu nước.

3. Sau khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.

– Ông vui mừng như vừa được tái sinh. Ông lập tức chạy đi báo tin cho mọi người trong làng, làm vậy để khẳng định rằng ông vẫn yêu làng yêu nước.

4. Giá trị nghệ thuật.

– Xây dựng tình huống gây cấn, hấp dẫn.

– Sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc xảo. Ngôn ngữ bình dị.

III. Kết bài:

– Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân đi tản cư nhưng vẫn yêu làng yêu nước. Đọc xong tác phẩm chúng ta lại có thêm lí do để yêu đất nước mình hơn.

Phân tích những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp qua nhân vật Ông Hai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang