v

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.  Anh (Chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

“Tự ti”“tự phụ” là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.  Anh (Chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

1. Giải thích:

Tự ti là gì?

Tự ti là hành vi tự quở trách bản thân bằng cách tự coi thường, đánh giá thấp hay nói xấu chính mình hoặc tự cho mình là kém hơn người, hoặc quá khiêm tốn.

Tự phụ là gì?

Tự phụ là sự kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, điều mình nói là đúng đắn mà coi thường mọi người xung quanh. Hay nói cách khác, tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao bản thân mình trước mặt người khác.

2. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ.

– Biểu hiện của thái độ tự ti :

+ Luôn tự coi mình là kém cỏi, không bằng mọi người.

+ Mặc cảm e dè, không dám phấn đấu, không dám vươn lên.

– Biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Người có tính tự phụ luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình.

+ Người có tính tự phụ luôn kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.

3. Tác hại của tự ti và tự  phụ:

Tự ti: Dễ xa lánh mọi người, ít có điều kiện học  tập để tiến bộ, tự mình làm mất đi ý chí tiến thủ,  sống không hòa hợp với tập thể và cộng đồng.

Tự phụ: Khó gần mọi người, dễ nảy sinh chủ  quan, không học hỏi được tập thể để tiến bộ, dễ bị cô lập do lối sống ích kỉ, không hòa hợp với cộng đồng.

4. Khẳng định một thái độ sống hợp lí:

– Sống phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ.

Suy nghĩ về tính tự mãn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang