»» Nội dung bài viết:
Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
- Mở bài:
Viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng, mỗi nhà văn có cách khám phá khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ họ là những con người hiền lành, chất phác, ham sống và không ngừng tìm cách vươn lên. Tuy mỗi số phận là một bi kịch, nhưng lúc nào họ cũng sống đầy lòng yêu thương. Nếu Tắt đèn của Ngô Tất Tố phát hiện ra sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ khốn khổ thì nam Cao lại tìm thấy tình người quý báu trong nhân vật Lão Hạc, Kim Lân bắt gặp tấm lòng yêu nước, yêu làng thắm thiết của nhân vật ông Hai.
- Thân Bài:
Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong hai tác phẩm trước hết họ là những người nông dân hiền lành, cần cù chịu khó, một đời chăm lo lo làm ăn.
Lão Hạc khi còn sức lực thì cầy thuê, cuốc mướn tự nuôi thân mình. Chưa bao giờ lão làm phiền một ai. Khi già yếu, lão vẫn gắng gượng, đem chút hơi tàn còn lại để kiếm sống. Ông Hai may mắn hơn Lão Hạc đó là ông còn có gia đình. Lúc còn ở làng, ông chăm chỉ làm ăn. Vợ ông cũng tảo tần buôn bán. Khi ở nơi tản cư, dù khó khăn nhưng ông cũng không chịu ngồi không bó gối. Ông tìm được mảnh đất, cần mẫn cuốc bới. Vừa làm việc, vừa trù tính cho tương lai một cách háo hức.
Họ là những người giàu lòng nhân ái. Dù trong nggichj cảnh, họ vẫn quyết giữ lấy phẩm chất cao cả, lương tâm trong sạch.
Lão Hạc là người cha hết mực yêu thương con. Có thể nói lão sống là để vì con, chỉ vài con. Vì nghèo không có niềm tiền mà con trai lão không lấy được vợ, phải bỏ nhà bỏ quê đi làm ăn xa. Điều đó khiến lão ăn năn nhiều lắm. Lão nhiều lần tự trách mình không chăm lo cho con được trọn vẹn. Bởi thế, khi anh con trai đi đồn điền, lão chắt chiu từng đồng để dành. Dù đau ốm, khó khăn, thiếu thốn đến mức nhịn ăn nhưng quyết không tiêu vào tiền hoa lợi từ mảnh vườn để dành cho con.
Không những yêu thương con trai, lão còn yêu thương cậu Vàng (con chó lão nuôi) như đứa con đặc biệt của mình. Có thể nói, tình yêu của lão Hạc dành cho cậu vàng thật đáng quý, hiếm gặp trên đời. Lão là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng. Chưa bao giờ lão phiền phức đến ai. Thấy lão khổ cực, đáng thương, ông Giáo âm thầm giúp đỡ nhưng lão từ chối tất cả. Biết mình đơn chiếc nên lão cũng đã sớm lo cho cái hậu sự của mình. Lão đem tiền gửi tiền ông giáo để lúc nằm xuống phải phiền lụy đến dân làng. Lão thà chết để giữ chọn ba sào vườn cho con trai.
Ông Hai cũng là người yêu thương con, thương vợ. Ông còn yêu thương cái làng chợ Dầu của mình nữa. Lúc nào ông cũng tự hào về cái làng chợ Dầu vừa đẹp, vừa to, lại có truyền thống đấu tranh kiên cường, anh dũng. Đi đâu ông cũng nới về cái làng ấy như thể nó là của riêng ông vậy.
Khi nghe có lệnh phải xa làng đến nơi tản cư, ông buồn lắm. Ông không muốn đi. Nhưng ủng hộ kháng chiến buộc ông phải cùng gia đình dời đi. Ở nơi tản cư ông nhớ làng vô cùng. Ông lại tiếp tục khoe về nó một cách hồ hởi. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ và căm giận. Ông như chết lặng khi nghe cái tin dữ ấy. Đến khi cái tin ấy được ông chủ tịch cải chính, tình yêu làng lại trở về với ông. Nó như một lần nữa tái sinh cuộc đời ông.
Ông Hai yêu làng một cách vô tư. Chính nó là nguồn sống trong trái tim ông. Từ tình yêu làng chuyển biến lên tình yêu nước, tình yêu cách mạng, tình yêu lãnh tụ. Sự chuyển biến tình cảm trong ông hai khẳng định, ở người nông dân hiền lành ấy có một trái tim trong sáng, một nhân cách cao đẹp, một tình thần yêu làng, yeu nước thiết tha.
Ở mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, in đậm dấu ấn lịch sử.
Lão Hạc sống trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Cuộc đời Lão từ khi vợ chết có nhiều cơ cực, đau khổ. Là người nông dân nghèo, một mình nuôi con. cái nghèo đói lắm cuộc đời lão càng thêm tăm tối, bất hạnh. Lão ân hận, khổ sở vì không có tiền cho con lấy vợ. Lão lo tiền cho con, lo tiền làm ma cho mình hơn là lo cho cuộc sống hàng ngày của mình. Cuối cùng lão chọn đến cái chết như một sự giải thoát. Đó là một cái chết đau đớn, vật vã về thể xác (ăn bả chó tự tử) để giữ lấy lương tâm và phẩm giá trong sạch của mình.
Cuộc đời lão Hạc đi vào bước đường cùng không lối thoát. Dù lão đã gắng gượng hết mình nhưng cũng không thể thoát ra khỏi cái kết cục bi thảm. Cái chết của lão Hạc không khỏi khiến cho người đọc ngậm ngùi và cảm thương về cuộc đời khổ đau và số phận khắc nghiệt của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Ông Hai nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp. Cách mạng đã đem cho ông sự suy nghĩ và hành động mới. Ông được sống trong tự do, được làm chủ bản thân và cuộc đời. Ông thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Và vượt lên trên hết, ông còn có gia đình, có một nguồn vui sống dạt dào: tình yêu làng thiết tha. Ông hể hả, vui mừng tự tin và hiểu rõ trách nhiệm của mình trươc làng xóm, trước Cách mạng.
Nhân vật ông Hai trước hết là một người nông dân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê. Đó là một ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng. Chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Nhà ngói san sát, sầm uất như trên tỉnh. Đường cái quan to lớn, có lát đá sạch sẽ.
Không những đẹp về hình thức, làng ông còn đẹp cả trong tinh thần. Làng ông đã theo kháng chiến những ngày khởi nghĩa dồn dập. Cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị kháng chiến…”. Và khi phải tản cư rồi, ông vẫn bồi hồi không yên. Từng ngày, ông luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ông đã vô cùng xấu hổ, đau xót và căm hận khi nghe làng mình theo tây. “Cổ ông nghẹn đắng”, “nước mắt trào ra”… .Và ông cũng thật hả hê, vui mừng khi được tin cải chính. Ông Hai là hình ảnh sinh động của những một người nông dân gắn bó với quê hương, yêu làng, yêu cuộc sống, yêu nước, yêu cụ Hồ, và hăng hái kháng chiến…
- Kết bài:
Cái nhìn chân thực về hình ảnh người nông dân trước cách mạng qua Lão Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân)Người nông dân Việt Nam ở hai thời kì đều mang những nét đẹp đặc trưng tiêu biểu cho truyền thống nông dân Việt nam. Đó là phẩm chất cần cù chịu khó, chăm chỉ lương thiện và giàu lòng nhân ái. Yêu nước, yêu quê hương (làng mình, mảnh vườn…). Cả hai nhân vật ông Hai và lão Hạc đều là những nông dân nghèo, chưa có nhận thức đầy đủ về giai cấp trước Cách mạng. Họ đã đi theo Cách mạng, tham gia kháng chiến. Vẻ đẹp ấy càng đẹp hơn bao giờ hết là tình yêu làng, yêu nước gắn với Cách mạng và Kháng chiến. Họ đã không thỏa hiệp với kẻ thù, không đội trời chung với kẻ thù, không là Việt gian bán nước.
* Dàn bài gợi ý:
H́ình ảnh người nông dân qua tác phẩm Lão Hạc(Nam Cao) và Làng (Kim Lân)
Lão Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân) là những truyện ngắn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, ra đời trong thời kì xã hội thực dân phong kiến, người nông dân chịu nhiều áp bức, bóc lột.
Hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm mang vẻ đẹp truyền thống của người nông dân Việt Nam:
– Họ là những người chăm chỉ, cần cù lao động:
+ Lão Hạc: già mà vẫn đi làm thuê, làm mướn “ để kiếm ăn”. Lúc ốm đau, cũng tự mình làm lụng. Lúc đói khát, mò cua bắt ốc để sinh sống.
+ Ông Hai: ở nơi tản cư “ hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ” ,”tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào tháng đói” , “ hai vai mỏi nhừ”
– Họ là những người giàu lòng lòng tự trọng, sống trong sạch, lương thiện:
+ Lão Hạc gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, đỡ phiền hàng xóm,“ từ chối hách dịch” sự giúp đỡ của ông giáo, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không sống bất lương như Binh Tư….
+ Ông Hai yêu làng tha thiết. Khi nghe tin làng theo giặc, ông vô cùng tủi hổ, đau đớn. Ở nơi tản cư, vợ chồng ông tự lo lấy cuộc sống, chẳng nhờ vả ai.
– Họ là những người hết lòng yêu thương con cái:
+ Lão Hạc nổi bật với phẩm chất giàu tình yêu thương con. Lão xót xa khi con phải đi mộ phu, lão nhớ con da diết( đếm từng ngày, tính từng giờ mong con về “ Bố cậu lâu lắm không có thư về…đi có lẽ đến ba năm…hơn ba năm…ngót bốn năm.. “.
Đỉnh điểm của lòng yêu thương con chính là lão sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, sống vì con và chết vì con. Lúc sống: lão kiên quyết giữ mảnh vườn cho con vì nó là tương lai, hạnh phúc của con “ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó”, “cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..”, nhờ ông giáo viết văn tự giữ vườn….; Lão buộc phải chọn cái chết cũng là để giữ vườn cho con. Lão chết bằng bả chó, chứ không sống bất lương như Binh Tư, cũng là để giữ tiếng thơm cho con.
+ Ông Hai cũng là người yêu thương con tha thiết. Đi đâu về, ông cũng mua quà cho chúng. Nhìn thấy chúng tíu tít chia quà mà ông vui. Khi từ quán nước về, trong lòng buồn bã vì nghe tin làng theo giặc, nhìn mấy dứa nhỏ, ông xót xa trong lòng. Nghĩ đến tương lai của chúng khi làng theo giặc, không thể trở về làng, ông đớn đau, căm phẫn.