Vẻ đẹp phẩm chất của “người đồng mình”qua đoạn 2 bài thơ ”Nói với con”
- Mở bài:
Ai đã đọc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương hẳn sẽ xuất hiện không ít cảm xúc, nỗi xúc động về tình cảm gia đình cũng như tình quê hương thắm thiết. Nổi bậc trên nền cảnh núi rừng Tây Bắc là vẻ đẹp đời sống và phẩm chất của “người đồng mình” cần cù nhẫn nại, gắn kết muôn đời với quê hương, với cội rễ sinh thành khiến ta thêm trân trọng và mến yêu được thể hiện rõ nét qua đoạn 2 bài thơ.
- Thân bài:
Ở đoạn 2 bài thơ “Nói với con”, Nhà thơ Y Phương đã dùng những lời thơ mộc mạc, chân thành để khắc họa hình ảnh “người đồng mình” trong mối liên hệ giữa con người và nguồn cội sinh thành. Tuy cuộc sống khó khăn, gian khổ, nhưng lúc nào họ cũng ngời sáng ý chí vươn lên:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Từ “thương lắm” xuất phát từ tấm lòng đồng cảm, tri ân những con người đã bao đời làm nên bản sắc của cuộc sống “người đồng mình”. Giữ đại ngàn bao la, “người đồng mình” muôn đời vẫn không thôi ước vọng vươn cao, vươn xa. Cách dùng đảo ngữ tinh tế khiến cho lời thơ thanh thoát lạ thường. Dù biết là khó khăn, nhưng ước mơ không bao giờ vơi cạn. Đó chính là nguồn cội sức mạnh giúp họ sinh tồn và vươn tới cuộc sống tươi đẹp. Y Phương thấu hiểu, trân trọng và lấy điều đó làm bài học dạy con. Một lần nữa, vẻ đẹp đời sống và phẩm chất của “người đồng mình” hiện lên thật cao đẹp:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.
Biện pháp điệp cấu trúc “sống – không chê” và nghệ thuật so sánh vẽ ra hình ảnh cuộc sống của người đồng mình đầy khó nhọc nhưng hào hùng, mạnh mẽ. Cuộc sống có thể gian khổ nhưng tâm hồn lúc nào cũng thanh cao, lạc quan, yêu đời. Họ biết chấp nhận và trân trọng cuộc sống vốn có; biết cải tạo nó theo chiều hướng tốt đẹp và gìn giữ cho muôn đời sau. Càn khó khăn, gian khổ, họ càng biết nương tựa vò nhau, dựng xây một lối sống bao dung, hài hòa với thiên nhiên:
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
Với giọng điệu dịu dàng, yêu thương và trìu mến, cùng cách diễn tả mộc mạc, chất phác đúng chuẩn chất giọng dân tộc Tày – quê hương tác giả, ở vùng Cao Bằng cùng với lối ví von, so sánh thường thấy trong trong các bài thơ dịu nhẹ, Y Phương đã chỉ ra được nét đặc sắc qua lời tâm tình của người cha đối với con. Con thường được lớn lên trong sự chở che, nuôi dưỡng của cha mẹ. Với cách tư duy riêng, tác giả đã nói lên sự vất vả ở các vùng quê miền núi khó khăn, “gập ghềnh”, “nghèo đói”. Đó cũng là niềm tự hào, lời ca ngợi vẻ đẹp đời sống và phẩm chất của “người đồng mình” mà nhà thơ đã dành tặng cho quê hương, dân tộc mình.
Tính cách người miền núi lại vô tư, không toan tính hay ích kỉ, keo kiệt, giữ của cho riêng mình cho riêng mình. Họ có gì họ cho nấy. Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi lên vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình: đó là sức sống mạnh mẽ, bền bỉ. Tuy gian nan và cực nhọc, họ vẫn ngập tràn khí phách, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh bạt ngàn của sông núi. Tuy mộc mạc và giản dị nhưng lại giàu có về ý chí, tâm hồn. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối không bao giờ cạn, niềm tin yêu cuộc sống, con người.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Một lần nữa, “người đồng mình” được lặp lại với biết bao trìu mến. Người đồng mình “tuy thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé”. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, “người đồng mình” cũng luôn đề cao danh sự, nhân phẩm và biết gìn giữ, bảo vệ lấy như chính sinh mệnh của mình. Họ không vì đời sống vật chất mà đánh đổi lương tâm, phản bội núi rừng, phản bội quê hương. Từng hoạt động sống khắc ghi vào đã núi, khắc ghi vào sông suối, khắc ghi vào trí nhớ mỗi con người và biến thành phong tục, cách sống, cách ứng xử của cả cộng đồng:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Niềm tự hào về sức mạnh sinh tồn và vẻ dẹp văn hóa “người đồng mình” khiến cho lời thơ càng thêm tha thiết. Tuy đó chưa hẳn là những giá trị lớn lao khi so sánh với những giá trị tương đồng nhưng sẽ là lớn nhất, quý nhất đối với “người đồng mình”. Họ tự hào và kiêu hãnh khi đã dựng nên quê hương trên núi đá, sinh tồn ngay giữ vùng đất dữ dội và chinh phục thế giới xung quanh bằng chính sức mạnh của văn hóa cộng đồng. Họ hiểu rõ, nếu không gìn giữ và phát huy sức mạnh ấy, một ngày nào đó, quê hương của họ sẽ sớm tàn lụi, mọi công sức của cha ông đều tiêu tan trước sức mạnh của tự nhiên vĩ đại. Họ cũng hiểu rõ, ở ngoài kia luôn có nhũng điều tốt đẹp hơn nhưng họ mong muốn mọi thế hệ mai sau không vì sự hẹp hòi, ích kỉ của bản thân mà thay đổi mình:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Cách diễn đạt của tác giả kèm với biện pháp nghệ thuật đã góp phần khiến bài văn trở nên sinh động và giàu tính nhạc hơn. Việc điệp cấu trúc đã tạo nên nét riêng cho bài thơ giúp độc giả có những ấn tượng sâu sắc hơn mà ít bài thơ khác có thể đi sâu vào lòng người đến vậy. Y Phương dùng cả hai biện pháp trên chủ yếu để nhấn mạnh, nhắc nhở, “khắc cốt ghi tâm” người con rằng tuy có vất vả, gian lao thế nào thì cũng không chê bai, trách móc mà hãy hòa mình vào nó. Có gì ăn nấy, sống thanh thản thoải mái, không chạy đua với cuộc sống thành thị, đua đòi. Nhà thơ đã một phần thay lời cha dặn con phải chịu khó, chung thủy với đất rừng, quê hương, tổ tiên mà mỗi ai cũng cần phải giữ lấy nhưng ít ai làm được.
Lời thơ tha thiết, thủ thỉ, tâm tình, dặn dò. Lời cha gửi gắm đến con về bổn phận phải biết tự hào, yêu thương, tôn trọng và gìn giữ truyền thống quê hương cũng là lời nhắc nhở chúng ta phải sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
- Kết bài:
Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Qua vẻ đẹp đời sống và phẩm chất của “người đồng mình” cùng tình cảm thiết tha của nhà thơ Y Phương, đoạn thơ 2 bài thơ “Nói với con” đã giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một người miền núi. Đồng thời gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương mà bấy lâu nay ta đã chôn vùi
- Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
- Cảm nhận ý nghĩa bài thơ Nói với con của Y Phương
- Cảm nhận ý nghĩa đoạn 1 bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Cảm nhận ý nghĩa đoạn 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Cảm nhận tình yêu quê hương xứ sở của nhà thơ Y Phương qua bài thơ “Nói với con”
- Những phẩm chất cao quý của “người đồng mình” qua khổ 2 bài thơ Nói với con của Y Phương