Nghị luận: trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề an toàn giao thông ngày nay

nghi-luan-trach-nhiem-cua-hoc-sinh-doi-voi-van-de-an-toan-giao-thong-ngay-nay

Trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề an toàn giao thông ngày nay.

  • Mở bài:

Có thể nói trật và an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề nóng hổi ở nước ta hiện nay. Việc nghiêm túc chấp hành luật giao thông của người dân, nhất là học sinh vẫn còn quá kém khiến hàng loạt vụ tai nạn xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản. Mặc dù đã được tuyên truyền và giáo dục về ý thức chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông, thế nhưng, việc có nhiều học sinh không chịu tuân thủ quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông khiến xã hội vô cùng bức xúc.

  • Thân bài:

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện hoặc người ngồi sau tuân thủ nghiêm túc các quy định, biển báo, chỉ dẫn ở trên đường, nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, không tự ý thực tiện các hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người đi đường.

Hiện trạng ý thức tham gia giao thông của học sinh hiện nay:

Nhưng năm gần đây, từ thành thị đến nông thôn, ngày càng có nhiều học sinh  đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa thể kiểm soát.

Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe máy điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều lúc phát hoảng, phải lái xe vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường cho các cô, cậu học sinh. Việc thiếu ý thức đó của học sinh đã gây ra những hậu nghiêm trọng. Nhiều vụ học sinh bị tai nạn thương tâm là hồi chuông cảnh báo với xã hội.

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông:

Hầu hết số vụ tai nạn giao thông xảy ra đều bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, khiến phụ huynh không ngừng lo lắng cho con em mình.

Về phía nhà trường, hằng tuần, thầy cô giáo trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần luôn nhắc nhở các học sinh liên tục về vấn đề trên. Khi sinh hoạt, học sinh nghe rất chăm chú, nhưng khi bước ra đường lại bất chấp tất cả, vẫn không đội mũ bảo hiểm, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, vẫn không chịu thay đổi.

Học sinh ngang bướng, bất chấp pháp luật, thách thức các lực lượng giữ gìn an toàn giao đông trên đường.

Thực hiện an toàn giao thông, học sinh cần phải làm những gì?

Giữ gìn trật tự và an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần phải thực hiện nghiêm túc để bảo vệ bản thân mình và người khác, xây dựng văn hoá giao thông an toàn, tiến bộ.

Để làm được điều đó, mỗi học sinh trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra các trang bị bảo vệ, bảo hộ như mũ bảo hiểm, phương tiện phù hợp lứa tuổi. Nếu chưa đủ tuổi và điều kiện sử dụng xe máy thì nhất quyết không được sử dụng.

Phải đội mũ bảo hiểm nghiêm chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đảm bảo đi đúng tốc độ, đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định.

Luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Nâng cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.

Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Không chen lấn, lạn lách, đánh vong, dàn hàng ngang hay vượt ẩu trái phép,…

Biết bảo vệ người thân, bạn bè, người đi đường khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.

Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.

Phải luôn luôn ý thức rằng không có gì quý giá hơn sự an toàn củ bản thân. Bởi thế, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.

Mỗi học sinh, sinh viên đều có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền ở trường học, gia đình và ban chấp hành Luật giao thông đường bộ phải có biện pháp xử phạt, răng đe nghiêm khắc hơn đối với vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh, sinh viên.

Phê phán:

Bên cạnh những người luôn biết chấp luật lệ giao thông, thực hiện hoạt động giao thông thì có nhiều học sinh, thanh niên khá lơ là, không tuân thủ quy định khi tham gia giao thông. Họ không thiếu những hành vi đúng đắn, tỏ ra coi thường luật giao thông để rồi gây ra hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. Vân cong một số học sinh, sinh viên luôn có những chuyên đề, những tấm bảng tự tay làm ra thể hiện sự sáng tạo trong việc tuyên truyền người dân, học sinh, thanh thiếu niên tuân theo và chấp hành luật giao thông, an toàn đường bộ. Việc đó càng nâng cao thêm sự nghiêm túc khi giải quyết vấn đề về an toàn giao thông của chính quyền và địa phương, kể cả nhà trường.

Bài học nhận thức và hành động:

“Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Mỗi người chúng ta cần có ý thức trong việc chấp hành luật giao thông đề không gây ra những hối tiếc cho người khác.

Với thông điệp “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

  • Kết bài:

Vấn đề an toàn giao thông đối với mỗi học sinh cần phải được nhìn nhận nghiêm túc và hành động quyết liệt. Việc học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông đồng nghĩa với việc vừa tự bảo vệ bản thân mình vừa góp phần thực hiện an toàn giao thông của cộng đồng, xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Phía trước tay lái là sự sống. Mỗi khi lái xe trên đường, mỗi chúng ta cần phải nhớ rõ điêu này để làm chủ tay lái, bảo vệ bản thân và an toàn đối với người khác.


Bài tham khảo:

Vấn đề giao thông và hành động của mỗi chúng ta trong đảm bảo an toàn giao thông

Tai nạn giao thông là vấn nạn của mỗi quốc gia. giảm tải tai nạn giao thông, thực hiện văn hóa trong giao thông là một việc làm cấp thiết của xã hội nhằm đảm bảo an ninh, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Có thể thấy, hầu hết tai nạn giao thông mang lại mà phương tiện chủ yếu là xe ô tô, mô tô, xe gắn máy, do người điều khiển phương tiện thiếu ý chức chấp hành pháp luật về giao thông, do nồng độ cồn trong máu quá cao, do lạng lách, đánh võng của một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức.

Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Sau đây là một số nội dung cơ bản mà mỗi chúng ta đã, đang và cần phải tiếp tục thực hiện:

– Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện

– Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông

– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.

– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

– Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.

– Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.

– Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.

– Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.

– Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.

+ “Bốn không” gồm:

  1. Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định;
  2. Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông;
  3. Không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông;
  4. Không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.

+“Ba có” gồm:

  1. Có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông;
  2. Có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng;
  3. Có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

Nghị luận: Vấn đề tai nạn giao thông

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.