Vẻ đẹp sử thi của hình tượng con người cách mạng Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

ve-dep-su-thi-cua-hinh-tuong-nguoi-cach-mang-tay-nguyen-trong-truyen-ngan-rung-xa-nu-cua-nguyen-trung-thanh

Vẻ đẹp sử thi của hình tượng con người cách mạng Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

  • Mở bài:

+ Nguyễn Trung Thành (còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành từ thời kì chống Pháp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trước đó là Đất nước đứng lên, viết về anh hùng Núp, một nhân vật có thật trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc Ba Na. Tây Nguyên cũng là mảnh đất quen thuộc của nhà văn.

+ Rừng xà nu là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm không chỉ xây dựng thành tượng cây xà nu, mà còn xây dựng được hình tượng con người cách mạng Tây Nguyên. Đó là một tập thể các nhân vật, gồm nhiều thế hệ người dân Xô Man trong những ngày đầu chống Mĩ. Các thế hệ nhân vật đó đã tạo được vẻ đẹp sử thi cho tác phẩm.

  • Thân bài:

Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học.

– Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách.

– Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng, giọng điệu kể thường thiết tha hùng tráng

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú.

– Bất khuất từ tuổi thơ, có số phận gắn bó với những biến cố của người dân làng Xô Man:

+ Tnú bất khuất từ tuổi thơ, luôn có niềm tin vào cách mạng: từ nhỏ đã nuôi dấu cán bộ cách mạng trong rừng, không sợ giặc bắt, không sợ hy sinh, luôn nhớ lời của cụ già Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”.

+ Phẩm chất bất khuất đã được thể hiện ngay trong từng việc làm, từng nét tính cách: đi liên lạc bao giờ cũng chọn khúc sông dữ, chọn đường lớn mà đi, khi bị bắt, giặc dí súng vào bụng dọa dẫm, Tnú không sợ mà nói cách mạng ở trong đó.

+ Cũng từng chịu cảnh đau thương như nhiều người dân Xô Man: vợ con bị giặc giết, bản thân bị giặc tẩm nhựa xà nu đốt cháy cả mười đầu ngón tay.

– Khi trưởng thành Tnú mang tầm vóc của người anh hùng:

+ Tnú càng thể hiện rõ phẩm chất bất khuất của mình, cùng thanh niên trong bản giấu vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa, khi bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không hề kêu van, với bàn tay đầy thương tật, Tnú vẫn đủ sức mạnh giết chết quân thù.

– Là người yêu thương, thủy chung, tình nghĩa, trung thực:

+ Tnú hết lòng thương yêu vợ con, khi nhìn thấy vợ con bị giặc đánh đập dã man, biết khó lòng cứu thoát Tnú vẫn xông ra cứu. Sau ba năm về làng, đến chỗ bìa rừng, nhớ lại kỷ niệm lần đầu gặp lại, lòng Tnú quặn đau.

+ Tnú là người con của quê hương đầy tình nghĩa luôn gắn số phận mình với cộng đồng. Tnú tập trung tất cả mọi vẻ đẹp của người dân Tây Nguyên: yêu nước, yêu làng bản, trung thực, giàu tình nghĩa thủy chung.

Các nhân vật cụ già Mết, Dít, bé Heng.

– Cụ già Mết: Nhân vật già làng, mẫu nhân vật tiêu biểu đóng vai người kể chuyện trong các tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Cụ là người sống lâu năm ở làng, ngực để trần, râu dài tới ngực, hai bàn tay như hai gọng kìm. Cụ là người từng nêu ra nhiều chân lý: “Đánh thằng Mỹ thì phải đánh lâu dài”, Chừng nào chúng nó cầm súng, ta phải cầm giáo mác”,Đảng còn, thì núi nước này còn”…

– Nhân vật Dít: Là em gái của Mai – vợ Tnú. Dít chính là người thay thế các thế hệ cha anh trong cuộc chiến đấu chống quân thù. Ngay từ nhỏ, cô bé đã tỏ ra rất gan lì. Có lần bị giặc dọa bằng cách bắn súng cày nát đất xung quanh nơi Dít đứng, cô bé chỉ khóc thét lên rồi sau đó im bặt. Khi Thú rời bản, Dít trở thành một xã đội trưởng, bí thư chi bộ chững chạc, cứng rắn, bản lĩnh.

– Bé Heng: xuất hiện không nhiều, chỉ một chút ở đầu truyện. Nhưng hình ảnh bé Heng đeo một khẩu súng “rất oách” đứng canh ở bìa rừng, cho thấy sự trưởng thành vượt bậc của các thế hệ người dân Tây Nguyên. Bé Heng là hình ảnh Tnú khi còn nhỏ.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

– Các nhân vật được kể lại bởi hình tượng Già làng, một kiểu nhân vật sử thi trong văn học; vừa có nét chung khái quát của người dân Tây Nguyên, vừa khắc họa được nét riêng của từng nhân vật cụ thể; ngôn ngữ nhân vật là lời ăn tiếng nói của người dân Tây Nguyên.

– Ngoài việc miêu tả trực tiếp, các nhân vật còn được miêu tả trong sự so sánh với hình tượng thiên nhiên tiêu biểu của Tây Nguyên, hình tượng cây xà nu. Vẻ đẹp sử thi toát ra từ đó.

  • Kết bài:

Rừng xà nu là một truyện ngắn mang đậm chất sử thi hào hùng. Hình ảnh con người cách mạng được xây dưng, miêu tả trong tác phẩm như Tnú, cụ già Mết, Dít và bé Heng mang vẻ đẹp sử thi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.