Vì sao có thể nói tư tưởng Đất nước của nhân dân đã qui tụ mọi cách nhìn và đưa đến những phát hiện độc đáo của tác giả về đất nước?
Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã được tác giả phát biểu trực tiếp trong phần hai của đoạn thơ Đất nước nhưng đó cũng chính là tư tưởng bao trùm, là điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện độc đáo của tác giả về đất nước trong đoạn thơ. Đất nước được cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Nhưng điều quan trọng là tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nước với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con người bình dị:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên[9].
Con cóc, con gà[10] quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”
Nhìn vào thiên nhiên đất nước, nhà thơ đã “đọc” được tâm hồn, những ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con người. Từ đó tác giả cảm nhận được một chân lí hiển nhiên và sâu xa: Ôi đất nước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy, Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc tác giả không nêu các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà mọi người đều nhớ, mà trước hết nhắc đến vô vàn những con người bình thờng, vô danh, những người “không ai nhớ mặt đặt tên, họ đã sống và chết, giản dị, bình tâm. Nhưng chính họ đã làm ra đất nước”.
Đất nước còn được cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Để nói về những phơng diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian. Nhân dân không chỉ là người sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất mà còn là người sáng tạo và lưu truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Còn vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã được kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất nước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất nước của nhân dân”.
Tác giả đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian để khắc tạc hình tượng đất nước theo cách khác biệt vô cùng đặc sắc. Nếu trước đó, các tác giả văn học nhìn nhận về hình tượng đất nước thông qua chủ quyền, lãnh thổ, triều đại, cuộc chiến đấu bất khuất của dân tộc, niềm tự hào về truyền thống lịch sử choogns giặc vẻ vang thì Nguyễn Khoa Điềm đã trả đất nước về với những gì bình dị nhất, chân thực và đúng đắn nhất.
Từ các truyền thuyết vào loại xa xưa nhất của dân tộc ta như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng Vương đến truyện cổ tích, nh Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nước: Ví dụ: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao: “Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Hay “dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi Em nằm em khóc anh ngồi anh ru” “Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là được rút từ câu ca dao: “Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng”.
Chất liệu văn học dân gian đã được tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ thờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đa vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng được sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đa người đọc nhập cả vào môi trường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện được sự đánh giá, cảm nhận được phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.