Vì sao người cháu ở phương xa có ngọn lửa trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả mà vẫn không quên nhắc về bếp lửa quê hương?
Khổ thơ cuối là lời tư bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh cội nguồn ấy. Khoảng cách về không gian, thời gian và khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà, của quê hương, không quên được những lời dặn dò, tấm lòng ấm áp của bà, những tân tuy hi sinh vì tình nghĩa của bà…
Hình ảnh bếp lửa gọi lại trong lòng cháu kỷ niệm về năm lên bốn tuổi đói kém, bếp khói hun nhèm mắt. Rồi những mùa vải chín, chim tu hú kêu, những câu chuyện kể của bà. Những việc bà dạy bảo, bà chăm cháu học, bà lo lắng cho mọi người. Bếp lửa gợi lại những niềm vui của nồi xôi gạo mới, niềm yêu thương, những tâm tình tuổi thơ. Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm vững bền của bà cháu, tình quê hương sâu nặng. Chính vì thế, khi người cháu đi xa, có những niềm vui mới, có những tình cảm mới, có những bến bờ mới, nhưng vẫn không thể quên bếp lửa, nơi ủ sẵn tình cảm bà cháu, quê hương. Đó là đạo lí thuỷ chung cao đẹp của con người Việt Nam được nuôi dưỡng trong mỗi tâm hồn con người từ thuở ấu thơ.
Tấm lòng mong nhớ, trân trọng ,mến yêu của người cháu được kết thúc bằng câu hỏi tu từ: mai này bà nhóm bếp lên. Câu hỏi tu từ ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi, luôn nhớ về bà. Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn. Đó là những tình cảm kính trong, biết ơn, là nỗi nhở thương da diết của đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình. Đôi mắt càng già càng thấm thìa yêu thương. Dù da dẻ khô đi, vẻ ngoài cằn cõi nhưng tấm lòng không hẹp lại. Đâu chỉ giàu kiên nhẫn mà bà còn nặng đức hi sinh.
Tác giả đã rất thành cống trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tương: Bếp lửa. Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tư sư và bình luân: giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp vói cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm.
Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm : những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rông của cuốc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
- Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Cảm nhận ý nghĩa bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Phân tích ý nghĩa nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong bài thơ “Bếp lửa”
- Phân tích những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà ấm áp trong bài thơ Bếp lửa của Bằng việt