Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về lòng biết ơn.
* Đoạn văn 1:
Hơn cả một phẩm đức, biết ơn là một đạo lí, một cách sống, là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Sống có lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Học sinh cần phải có lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô bỏi họ đã có công ơn sinh thành, chăm sóc và giáo dục chúng ta nên người. Công ơn ấy cao rộng như sông núi. Người sống có lòng biết ơn sống ân tình, thủy chung, luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác, phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình; làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ,… đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Người sống không có lòng biết ơn chỉ biết đến bản thân mình, sống ích kỉ, vô ơn, luôn bẹ người khác xa lánh, khinh bi, dễ thất bại trong cuộc sống này.
* Đoạn văn 2:
Một trong những phẩm chất cần có nhất, làm nên thành công ở mỗi con người là lòng biết ơn. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước. Đây không chỉ là một phẩm đức cao đẹp mà con là nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. Chính lối sống có lòng biết ơn và hành động đền ơn đáp nghĩa làm cho cuộc sống của mỗi con người trở nên có ý nghĩa, con người có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân, người thân và cộng đồng. Lòng biết ơn là ngọn nguồn của tình yêu nước, là nguồn sức mạnh xây dựng và bả vệ đất nước ở mỗi con người. Thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống, chúng ta phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình. Làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: Cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn.
I. Mở bài:
– Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay.
II. Thân bài:
- Tại sao lại phải sống có lòng biết ơn?
+ Mọi thành quả trên đời không phải bỗng dưng mà có, đều do bao thế hệ nối tiếp xây dựng và tạo lập ra.
+ Những thế hệ đi trước đã bỏ bao công sức và trí tuệ để tạo nên thành quả đó.
+ Mỗi chúng ta lớn lên đều là nhờ công sức của ông bà, cha mẹ, thầy cô…
- Ý nghĩa:
+ Là đạo lý làm người.
+ Là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng.
+ Là biểu hiện của tâm hồn cao đẹp.
- Biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống:
– Ghi nhớ công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ → Tục thờ cúng tổ tiên.
– Ghi nhớ và tôn vinh công ơn của các vị anh hùng dân tộc, thương binh, liệt sĩ đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc → Ngày thương binh liệt sĩ 27/2.
– Ghi nhớ và tôn vinh công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo → ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
– Lối sống trọng tình trọng nghĩa của nhân dân.
- Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống vong ân bội nghĩa, đi ngược lại với đọa đức làm người và truyền thống văn hóa của dân tộc. Những người như thế thật đáng che trách.
- Bài học:
– Sống có hiếu nghĩa với ông bà cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo…
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề và liên hệ với bản thân: Sống có lòng biết ơn là lối sống đẹp, có giá trị gắn kết con người lại với nhau.
hay