»» Nội dung bài viết:
Đoạn văn:
Lễ hội gò Đống Đa Lễ diễn ra vào mùng 5 Tết Âm lịch hằng năm, tại gò Đống Đa (Hà Nội) nhằm mục đích tưởng nhớ vua Quang Trung và chiến Ngọc Hồi – Đống Đa đại thắng năm 1789. Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, người đã đánh tan quân Thanh xâm lược, giữ vững nền độc lập nước nhà. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu buổi lễ là Lễ rước thần mừng chiến thắng được khởi hành từ Khương Thượng đến Đống Đa. Lễ rước kiệu diễn ra trong không khí tưng bừng. Dẫn đầu đám rước là cờ Tiết Mao được cho là biểu tượng của uy đức thần linh. Khi đám rước về đến gò Đống Đa sẽ có lễ dâng hương và đọc diễn văn để nhớ lại những chiến công hiển hách vào mùa xuân năm Kỷ Dậu, ca ngợi sự tài tình của vị anh hùng áo vải Quang trung – Nguyễn Huệ. Phần lễ dâng hương được thực hiện dưới chân tượng đài và đền thờ hoàng đế Quang Trung. Đại diện ủy ban nhân dân quận Đống Đa sẽ đọc diễn văn để ôn lại chiến thắng hào hùng của trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa nhằm bày tỏ lòng biết ơn và khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Phần lễ cầu siêu được tổ chức vào buổi chiều cùng ngày tại hai địa điểm là ở chùa Bộc và chùa Đông Quang. Sau sau phần lễ trang nghiêm là phần hội tái diễn lại quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung. Mọi người được xem biễu diễn võ nghệ và tham gia các trò chơi dân gian. Lễ hội gò Đống Đa là một lễ hội truyền thống mang nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt Nam ta. Với ý nghĩa lớn lao ấy, ngày lễ này được xem là Quốc lễ của nước ta. Hằng năm các đại diện những nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước đều đến tham dự và chủ trì cho nghi thức của lễ hội như bày tỏ tấm lòng thành của thế hệ sau dành cho vị vua áo vải.
Bài văn tham khảo:
LỄ HỘI GÒ ĐỐNG ĐA
- Mở bài:
Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào mùng 5 Tết Âm lịch hằng năm, tại gò Đống Đa (Hà Nội) nhằm mục đích tưởng nhớ vua Quang Trung và chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đại thắng năm 1789.
- Thân bài:
Nhân vật và sự kiện lịch sử.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, người đã đánh tan quân Thanh xâm lược, giữ vững nền độc lập nước nhà. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Diễn biến của buổi lễ:
Bắt đầu buổi lễ là Lễ rước thần mừng chiến thắng được khởi hành từ Khương Thượng đến Đống Đa. Lễ rước kiệu diễn ra trong không khí tưng bừng. Dẫn đầu đám rước là cờ Tiết Mao được cho là biểu tượng của uy đức thần linh.
Khi đám rước về đến gò Đống Đa sẽ có lễ dâng hương và đọc diễn văn để nhớ lại những chiến công hiển hách vào mùa xuân năm Kỷ Dậu, ca ngợi sự tài tình của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Phần lễ dâng hương được thực hiện dưới chân tượng đài và đền thờ hoàng đế Quang Trung. Đại diện ủy ban nhân dân quận Đống Đa sẽ đọc diễn văn để ôn lại chiến thắng hào hùng của trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa nhằm bày tỏ lòng biết ơn và khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Phần lễ cầu siêu được tổ chức vào buổi chiều cùng ngày tại hai địa điểm là ở chùa Bộc và chùa Đông Quang.
Sau phần lễ trang nghiêm là phần hội tái diễn lại quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung. Mọi người được xem biễu diễn võ nghệ và tham gia các trò chơi dân gian.
Ý nghĩa của sự việc, sự kiện.
Lễ hội gò Đống Đa là một lễ hội truyền thống mang nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt Nam ta. Với ý nghĩa lớn lao ấy, ngày lễ này được xem là Quốc lễ của nước ta. Hằng năm các đại diện những nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước đều đến tham dự và chủ trì cho nghi thức của lễ hội như bày tỏ tấm lòng thành của thế hệ sau dành cho vị vua áo vải.
- Kết bài:
Mỗi lễ hội văn hóa là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các vị tiền nhân, anh hùng của dân tộc. Đặc biệt, đối với học sinh, lễ hội gò Đống Đa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc. Từ đó, ra sức học tập để mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.