»» Nội dung bài viết:
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết nồi “chè khoán” trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó liên hệ đến chi tiết “bát cháo hành” trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
Hướng dẫn làm bài:
1. Cảm nhận về chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
* Nội dung:
– Chi tiết nồi chè khoán được nhắc đến trong tác phẩm chính là nồi cháo cám trong bữa ăn đón nàng dâu mới.
– Nói lên tình cảnh vô cùng thảm hại của người dân nghèo trong nạn đói.
– Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít gây ra nạn đói khủng khiếp năm 194
– Thể hiện tấm lòng đôn hậu của người mẹ thương con. Với nồi cháo cám, bà cụ Tứ đã cố gắng tạo niềm vui dù là mỏng manh cho hai con.
– Qua chi tiết nồi chè khoán, tính cách, phẩm chất của các nhân vật được bộc lộ:
+ Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết lòng.
+ Tràng: khéo léo trong cách cư xử, hiểu gia cảnh nhà mình.
+ Người vợ nhặt: trở nên ý tứ và biết chấp nhận hoàn cảnh.
* Nghệ thuật:
– Xây dựng chi tiết nghệ thuật độc đáo, giàu sức gợi.
– Diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, cảm động.
2. Liên hệ đến chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao).
* Sự tương đồng:
– Đó đều là những món ăn đơn sơ, dân dã của những người lao động nghèo nhưng lại chứa đựng tình người cao đẹp. Cũng giống như nồi chè khoán, bát cháo hành do thị Nở mang đến cho Chí Phèo đúng lúc Chí Phèo sống trong hoàn cảnh ốm đau, cô độc là biểu hiện của tình thương đã làm thức tỉnh, hồi sinh nhân tính của Chí Phèo cùng niềm khao khát được hoàn lương, khao khát hạnh phúc gia đình,…
– Khẳng định niềm tin vào tình yêu thương con người và mong muốn có sự thay đổi xã hội.
– Cả hai chi tiết tiêu biểu góp phần thể hiện giá trị tư tưởng sâu sắc của tác phẩm.
* Sự khác biệt:
– Chi tiết nồi chè khoán là biểu trưng cho tình yêu thương của bà cụ Tứ dành cho con, còn chi tiết bát cháo hành là biểu trưng cho tình yêu của thị Nở dành cho Chí Phèo.
– Nồi chè khoán của bà cụ Tứ góp phần tiếp sức cho cả gia đình vượt qua đói khát. Ở người mẹ nghèo, niềm tin về hạnh phúc của con đã biến hương vị đắng chát thành ngọt ngào. Bát cháo hành thể hiện tình thương mộc mạc của thị Nở đã khiến Chí Phèo thức tỉnh tính người,… Từ đó, nhà văn khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân không bao giờ mất đi.
– Nồi chè khoán góp phần tô đậm giá trị hiện thực, tiếng nói tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít còn chi tiết bát cháo hành góp phần làm nổi bật giá trị nhân đạo và sức mạnh của tình người.
3. Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn:
– Hai chi tiết đều là những phát hiện độc đáo, mới mẻ, thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc của hai nhà văn: trong bất kì hoàn cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng của con người vẫn luôn tỏa sáng.
– Qua hai chi tiết, người đọc thấy được tài năng và phong cách của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao.