thuyet-minh-di-tich-ngo-mon-hoang-thanh-hue

Thuyết minh di tích Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế)

Thuyết minh di tích Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế)

  • Mở bài:

Từng là kinh đô của đất nước, Huế lưu giữ trong mình rất nhiều di tích có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quan trọng. Một trong những di tích nổi bậc nhất của cố đô Huế là Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế), một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng.

  • Thân bài:

Hoàng Thành Huế là công trình kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện, là hình ảnh gắn liền với xứ Huế mộng mơ. Nơi đây nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, cùng với cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Kỳ Đài… trở thành những hình ảnh tiêu biểu nhất của thành phố Huế.

Ngọ Môn là công trình cổng chính tọa lạc ở phía nam Hoàng Thành Huế. Di tích là một công trình kiến trúc đặc sắc, bên cạnh vai trò là cổng chính ra vào của Hoàng Cung, nơi đây còn là lễ đài trong nhiều sự kiện nổi bật của triều đình nhà Nguyễn. Vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt Đại Nội

Năm Minh Mạng 14 (1833), Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn. Trong bốn cổng của Hoàng thành, Ngọ Môn là chiếc cổng lớn nhất. Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ; hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam (nhưng cần hiểu là trên cả một trục rộng từ Đông Nam đến Tây Nam). Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn – tốn (Tây Bắc – Đông Nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ – hướng Nam, hướng mà Dịch học qui định dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về lẽ sáng để cai trị thiên hạ). Trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn.

Về mặt kiến trúc, Ngọ Môn gần hai phần chính: đài – cổng và lầu Ngũ Phụng:

– Phần đài – cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m.Cửa Ngọ Môn Huế được xây dựng theo kiến trúc kiểu phức hệ, gồm hai phần chính: phần nền đài phía dưới, lầu Ngũ Phụng phía trên, thiết kế hài hòa, ăn khớp với nhau, tạo thành tổng thể thống nhất dù tính chất và vật liệu xây dựng khác nhau.

Đài xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, hình chữ U. Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu. Lối kiến trúc 5 cổng kiểu “ba cửa thẳng, hai cửa quanh” như vậy rất giống kiểu “minh tam ám ngũ” (nhìn rõ 3, thực ra trong lòng là 5) của Ngọ Môn ở Cố Cung Bắc Kinh.

Phần nền đài ở Ngọ Môn Huế được xây dựng hùng vĩ, đặc biệt hơn so với nền đài ở các công trình kiến trúc khác, có tổng diện tích lên đến 1400m2, xây cao hơn mặt đất khoảng 5m. Phần giữa nền đài là 3 cửa đi song song nhau, lần lượt là Ngọ Môn (chính giữa dành cho vua đi), Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên phải) dành cho các quan văn võ trong đoàn ngự đạo.

Ở trong lòng cánh chữ U 2 bên có 2 cửa hình dáng chữ L, đỉnh cổng có hình cánh cung chạy xuyên qua lòng đài, có tên gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, là đường đi dành cho quân lính, voi ngựa theo hầu vua.

Trong Ngọ Môn Huế có hệ thống thang lộ thiên hai bên để bạn đi lên trên nền đài, được bao bọc bởi hệ thống lan can có điêu khắc điệu nghệ bằng gạch hoa đúc tráng men ngũ sắc.

– Lầu Ngũ Phụng đặt ở phía trên đài – cổng. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẵn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói ống màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói ống màu xanh

“Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh, ba cửa thẳng, hai cửa quanh”

Kiến trúc của Ngọ Môn có dáng dấp tương tự Thiên An môn ở Cố cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc. Ngọ Môn của Huế trông nhẹ nhàng, duyên dáng và xưa nay vẫn được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)…

Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)… Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Ngọ Môn là nơi chứng giám lễ thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.

Điểm gây ấn tượng là hệ thống mái tầng dưới được thiết kế chạy vòng quanh bao phủ toàn bộ Ngọ Môn để che nắng, che mưa nắng tất cả phần hồi lang. Còn hệ thống mái tầng trên chia làm 9 bộ mái, phức tạp hơn, với phần mái giữa được lợp ngói hoàng lưu ly, cao hơn 8 bộ còn lại, được lớp ngói thanh lưu ly.

Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một toà lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một kiến trúc xinh xắn, đáng yêu gần gủi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.

Ngọ Môn là biểu tượng của kỹ thuật và trình độ xây dựng thời bấy giờ. Với khả năng sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các loại vật liệu bản địa; những người thợ, những nghệ nhân đã làm nên một công trình bền vững hàng thế kỷ. Ngọ Môn cũng là minh chứng của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc đậm tính bản địa và bản sắc dân tộc; tiêu biểu cho kiến trúc triều Nguyễn ở Huế nói riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung. Đó là một kiệt tác, một đỉnh cao của kiến trúc Cung đình Huế; từng lưu dấu một kinh thành vàng son, là biểu tượng của vương triều phong kiến. Nhưng vượt lên cả yếu tố chính trị và thời cuộc, Ngọ Môn trở thành biểu tượng của Huế, mãi là hình ảnh đẹp không phai của miền cố đô thơ mộng.

  • Kết bài:

Với những giá trị kiến trúc lịch sử đặc biệt, Ngọ Môn cùng với hàng trăm di tích thuộc quần thể kiến trúc triều Nguyễn đã được Tổ chức Văn hoá, Giáo dục thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá thế giới (1993). Trải qua hơn 180 năm với những tác động của thời gian, thiên nhiên – khí hậu nhưng Ngọ Môn vẫn tồn tại và đứng vững tới ngày hôm nay để trở thành một biểu tượng của xứ Huế.

2 bình luận trong “Thuyết minh di tích Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế)”

  1. Pingback: Soạn bài: Ngọ Môn – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo - Theki.vn

  2. Pingback: Phân tích văn bản Ngọ Môn (theo Lê Đình Phúc) - Theki.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang