Tôn sư trọng đạo là gì? Cần làm gì để thể hiện tinh thần Tôn sư trọng đạo?

Tôn sư trọng đạo là gì? Cần làm gì để thể hiện tinh thần Tôn sư trọng đạo?

I. Khái niệm:

  • Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

II.  Biểu hiện:

  • Có thái độ, tình cảm, hành động làm vui lòng thầy cô giáo.
  • Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.

Biểu hiện của thái độ thiếu tôn trọng thầy cô:

  • Có thái độ vô lễ với thầy cô, gặp không chào hỏi, nói trống không không có thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là tầm thường…
  • Ra vào lớp không xin phép, đi hiên ngang
  • Không làm bài tập và không học bài
  • Sử dụng tài liệu quay cóp trong thi cử
  • Không thực hiện nội quy của trường, lớp đề ra.

III.  Ý nghĩa:

  • Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta
  • Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người.

V. Danh ngôn về thầy cô giáo:

1. Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được. –  Usinxki
2. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học . –  Comenxki
3. Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi . –  Ngạn ngữ Trung Quốc
4. Trọng thầy mới được làm thầy . – Ngạn ngữ Trung Quốc
5. Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc . –  Ngạn ngữ Ba Tư
6. Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục . –  Đệ Ngũ luận
7. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy . –  Tục ngữ Việt Nam
8. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy . –  Tục ngữ Việt Nam
9. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác . –  Usinxki
10. Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế . –  Philoxêne De Cythêrê 

Suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang