Tình yêu quê hương, đất nước là mạch nguồn của dòng thơ mới. Hãy làm rõ nhận định này qua 2 bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Mở bài:
Thơ văn bao giờ cũng là cầu nối để con người gửi gắm những cảm xúc gắn bó với gia đình, quê hương đất nước. Dẫn tên các bài thơ
- Thân bài:
Tình yêu quê hương đất nước được các nhà thơ thể hiện mỗi người một vẻ. với Tố Hữu là tình yêu cuộc sống tha thiết và tâm trạng xốn xang, bức bối khi bị giam ở chốn lao tù. Còn nhà thơ Tế Hanh lại dành cho quê hương một tình cảm dạt dào khi xa cách.
Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Tố Hữu được thể hiện qua cảnh mùa hè đầy sức sống.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
+ Bài thơ sáng tác “khi tác giả bị bắt giam trong tù. Cho nên cảnh sắc mùa hè được miêu tả lại bằng cảm nhận là chính.
+ Bức tranh mùa hè có âm thanh rộn ràng của tu hú của tiếng ve ngân, có sắc màu rực rỡ của bắp, của nắng, có hương vị ngọt ngào của trái cây, của lúa chín…
+ Từ đó cảm nhận thêm tâm trạng của người tù khi cảm thấy mùa hè đang về trên quê hương thật náo nức.
Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và khát vọng được tự do.
+ Tác giả bị bắt khi tuổi đời còn trẻ lòng say mê cách mạng đang hừng hực cháy, muốn đem sức trẻ cống hiến cho cách mạng. Thế mà bỗng nhiên bị bắt giam vào ngục tối.
+ Càng tưởng tượng cuộc sống ngoài kia đẹp bao nhiêu thì tác giả càng bức bối day dứt vì sự ngột ngạt của nhà tù.
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
+ Đoạn thơ sử dụng những động từ mạnh: đập tan phòng, chết uất kết hợp các từ cảm thán “ôi, thôi….” Kết hợp hình ảnh tu hú ở cuối bài thơ thúc giục nhà thơ vượt ngục để trở về với cách mạng, với quê hương tươi đẹp.
Tình yêu quê hương lại là nguồn cảm hứng chính trong thơ Tế Hanh. Bài thơ Quê hương là tiêu biểu viết về đề tài này.
+ Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về làng chai của mình thật giản dị, một buổi sáng “Trời trong gió nhẹ” mở ra không gian thoáng đãng hứa hẹn chuyến ra khơi thuận lợi.
+ Trong bức tranh quê tác giả đặc tả những nét tươi mới.
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
+ Phân tích nghệ thuật so sánh và ẩn dụ để thấy Tế Hanh có một tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương mà cũng bay bỗng tinh tế:
+ Hình ảnh quê hương sau chuyến ra khơi trở về nó không mang hơi thở phơi phới như lúc ra đi mà nó như lắng lại trong niềm vui của dân làng, của những chiếc thuyền nằm im trên bến.
“Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
+ Từ thân thể của người dân làng chài ngâm nước ướp nắng biển ngoài khơi kia, bao nhọc nhằn, vất vả đều được Tế Hanh cảm nhận thật rõ qua hơi thở của họ. Ngay cả con thuyền cũng được diễn tả thật xúc động. Cái chất muối đã mãi mãi đi theo nhà thơ suốt cả đời nhắc nhở ông luôn nhớ về quê hương.
- Kết bài:
Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống mãi mãi là tình cảm sâu sắc nhất được thơ ca thể hiện bằng cảm xúc khác nhau. Những vần thơ ấy đã gieo vào lòng chúng ta những tình cảm tốt đẹp để ta sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.