Tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng, còn cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh.
- Mở bài:
Khi con người thất bại họ thường đổ lỗi cho những lí do đã khiến họ thất bại? Hay là họ âm thầm cố gắng đạt thành công để làm thay đổi thất bại ấy? Tất nhiên, không phải ai cũng có những phản ứng giống nhau sau mỗi thất bại. Người mạnh mẽ sẽ kiên nhẫn làm lại từ đầu, còn kẻ yếu đuối sẽ đổ lỗi cho một cái gì đó và buông xuôi tất cả. Bởi “tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng, còn cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh”.
- Thân bài:
Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng. Một khi ta tập trung vào mục đích của mình và cố gắng làm việc,học tập để đạt được nó thì chắc chắn rằng ta sẽ thành công theo thời gian. Ngược lại, nếu muốn đạt được một thành tựu gì đó mà ta cứ đi kể cho người khác về những gì ta đã có được trong quá khứ hay những gì ta đã nhận ra trong quá trình luyện tập thì thời gian chúng ta sẽ chẳng còn để tập trung vào mục tiêu của mình. Nhất định người khác sẽ tước đoạt cơ hội trước khi ta kịp chạm tới nói.
“Tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng”. Người có tài năng thường không khoe cái tài của mình bởi họ biết điều đó là không cần thiết bởi tài năng đích thực thường thể hiện trong hành động chứ không phải trong lời nói. Họ thường hướng đến những việc làm hữu ích, có thể đem đến lợi ích cho nhiều người.
“Cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh” bởi cái kém cỏi không bao giờ chịu chấp nhận mình kém cỏi. Nó luôn đố kỵ, ganh ghét với cái tài năng và luôn cố chiếm ưu thế đối với tài năng bằng sự khoa trương của mình. Kẻ kém cỏi thường nói nhiều hơn là làm, thụ hưởng nhiều hơn là cống hiến.
Trở thành tài năng hay chỉ là sự kém cỏi luôn do bản thân mình quyết định. Rèn luyện thái độ sống tích cực, khiêm tố và bình tĩnh là một việc làm cần thiết và không bao giờ muộn đối với mỗi con người trên con đường tìm kiếm thành công. Thứ nhất, nó cho ta thời gian để tìm ra những giá trị mới trong công cuộc đi đến vinh quang. Thứ hai, thái độ sống tích cực ấy thể hiện bản lĩnh sống của bản thân, thể hiện lên một con người khiêm tốn không đi khoe khoang đủ điều. Lòng khiêm tốn và can đảm đưa người ta đến vinh quang, tính khoe khoang và hèn nhát dẫn người ta đến thất bại.
Để đạt được cách sống này không phải là một điều dễ dàng,có lẽ,nó là một trong những cách sống đúng đắng khó luyện nhất. Theo mặt lý thuyết thì sẽ có ba bước cơ bản để luyện lối sống này. Bước một, hãy loại bỏ những điểu muốn khoe ra khỏi đầu. Có thể khi gặp mặt bạn bè ta cho họ biết chút ít về những thành công của mình cũng được nhưng nên tránh khoe khoang quá mức. Bước hai,hãy tự giải quyết những vấn đề của mình, không nhờ ai giúp. Bước cuối cùng,biết chấp nhận thất bại và âm thầm luyện tập để gỡ lại thất bại ấy.
Chấp nhận thất bại để vươn lên vẫn tốt hơn là cố biện minh cho những sai lầm. Trong một kì thi, cả hai học trò đều bị trượt. Người học trò thứ nhất thì cảm thấy xấu hổ trước bạn bè nên cậu đã về nhà tiếp tục luyện tập, cố gắng học thật tốt chuẩn bị cho lần thi sau và không ngừng suy nghĩ về những điều cậu ấy chưa làm được. Kì thi sau, cậu ấy đã vượt qua. Cậu học trò thứ hai lại cố đi giải thích nguyên nhân khiến cậu ấy thấy bại. Có rất nhiều nguyên nhân không phải do cậu ấy gây ra. Cậu ấy đổ lỗi cho đề thi, những sơ xuất không đáng có khi cậu ấy làm bài. Lần thi tiếp theo, cậu ấy vẫn bị trước vì đã không nhìn nhận đúng thất bại trước đó.
Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn. Không có đạo đức, và không có sự chính trực, những tài năng vượt trội nhất và những thành tựu rực rỡ nhất không bao giờ có thể nhận được sự tôn trọng và thu được lòng kính mến của nhóm người có giá trị nhất trong nhân loại.
- Kết bài:
Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại; chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công. Hãy xây dựng thành công từ mỗi thất bại. Sự chán nản và thất bại là hai bước đệm chắc chắn nhất dẫn tới thành công. Hãy bước đến sự thành công trong thầm lặng. Đừng cho mọi người biết mình đã làm gì, đã đạt gì vì đối với họ những điều mình có không quan trọng. Vì thế, hãy tự bản thân mình mà luyện tập để đạt được mục đích một cách khiêm tốn.