Nghị luận: Hãy đi xa đến hết tầm mắt của mình. Khi tới đó, bạn sẽ nhìn được xa hơn nữa

hay-di-xa-den-het-tam-mat-cua-minh-ban-se-nhin-duoc-xa-hon-nua

Nghị luận: “Hãy đi xa đến hết tầm mắt của mình. Khi tới đó, bạn sẽ nhìn được xa hơn nữa”

  • Mở bài:

Có rất nhiều người kiêu ngạo cho rằng bản thân mình đã biết đủ kiến thức sau khi đã đi qua nhiều trường lớp đào tạo. Họ tin tưởng rằng họ có thể làm tốt mọi việc ngay khi bắt đầu. Nhưng thực tế, họ chỉ mói tiếp cận, tiếp nhận tri thức mà thôi.  Con đường thành công đối với họ còn rất nhiều gian nan cần phải vượt qua. Câu nói: “Hãy đi xa đến hết tầm mắt của mình. Khi tới đó, bạn sẽ nhìn được xa hơn nữa” đích thị là một lời khuyên tốt nhất cho những người muốn đưa bản thân lên những giá trị cao hơn và thành công. Điều thiết thực nhất để thành công chính là mở rộng kiến thức và tầm nhìn của chính mình.

  • Thân bài:

“Đi xa đến hết tầm mắt của mình” là đi hết tầm nhìn, vượt ra xa sự hiểu biết cạn hẹp, là mở rộng sự tiếp nhận tri thức có ở thế giới xung quanh, làm giàu sự hiểu biết của mình. Câu nói trên nhằm nói lên một chân lý trong con đường tiến tới thành công. Câu nói ấy có nghĩa là, bạn hãy  mở rộng hết tầm mắt của mình về mọi thứ xung quanh, và khi đó bạn sẽ thấy được những điều mà từ trước tới nay bạn chưa hề thấy. Vì chỉ khi nào bạn chịu nhìn, chịu mở rộng mắt thì mới biết thêm được, thì lúc ấy khi mở rộng hết tầm mắt của bạn thì bạn mới có thể đi xa hơn, và cứ đi xa hơn thì bạn sẽ lại được tiếp tục mở rộng tầm nhìn của mình. Tầm nhìn của một con người không bao giờ có giới hạn, chỉ cần chúng ta chịu tìm hiểu, chịu khó đặt câu hỏi tại sao, thì tự khắc kiến thức sẽ được mở rộng.

Hãy đi xa và xa hơn nữa. Đó là bí quyết để bạn có thể tìm thấy được sự rộng lớn của tri thức và thế giới này. Bên ngoài thế giới bạn đang nhìn thấy còn có rất nhiều thế giới khác mà bạn chưa từng thấy. Và muốn nhìn thấy được, nhất định, bạn phải tự mình đi đến đó.

Chúng ta luôn cần phải cố gắng sống với một tầm nhìn xa trông rộng vì chúng ta chỉ được công nhận, chỉ được đánh giá cao khi chúng ta có thể nhìn sâu vào một vấn đề, có nhiều kiến thức. Nó không chỉ giúp chúng ta có nhiều kiến thức mà con cho ta thêm về kinh nghiệm sống và đạo lí làm người. Tầm nhìn xa trông rộng thật chất là để cung cấp cho ta kiến thức vào những phẩm chất.

Thực tế như khi ta đang cố gắng học nhiều hơn, nó đòi hỏi phải có sự kiên trì và siêng năng. Tầm nhìn xa trông rộng sẽ không hề có nghĩa nếu như bạn chỉ biết kiến thức và không đối xử bình đẳng với người thấp bé hơn mình. Để làm được như vậy, ta phải mở rộng kiến thức bằng cách đi ra khỏi phòng, đi ra ngoài cuộc sống để tìm hiểu chứ không phải ngồi trong phòng rồi lên mạng kiếm.

Đi ra với thế giới bên ngoài để học hỏi người có kinh nghiệm, để quan tâm đến người khắc, khi đó ta mới biết được ngoài kia vất vả như thế nào, và có thể vừa học hỏi nhiều điều và có thể cảm thông cho những con người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Lúc này ta mới được coi là có một tầm nhìn xa vì có thể hiểu hết được vì sao họ khó khăn nhưng họ vẫn làm được, vì sao mọi thứ lại hoạt động như vậy.

Chỉ khi đứng trên đỉnh cao, bạn mới có thể nhìn thấy cả thế giới. Thực tế, những con người hiện đại ngày nay lại hiểu sai hoàn toàn về vấn đề này. Họ nghĩ rằng chỉ cần giỏi, nhiều kiến thức thì sẽ được coi là một người có tầm nhìn xa. Ví như một người giàu có hoặc có địa vị cao trong xã hội mà thường tỏ thái độ không tôn trọng người nghèo khó thì cũng sẽ bị cho là không lịch sự, là kẻ vô học. Điều đáng trách nhất ở đây chính là từ bé, tất cả mọi người đều được dạy là phải chịu tìm hiểu, phải đi xa hết tầm mắt của mình, nhưng mấy ai làm được?

Chúng ta hầu hết đều dựa vào công nghệ ít khi nào chịu đi ra khỏi phòng để học hỏi. Và chính lẽ đó nên chúng ta thường hay quên. Chỉ khi nào ta chịu ra ngoài và tìm hiểu sâu thì nó in được vào đầu chúng ta, chính vì hiện này quá dễ dàng để biết được câu trả lời cho câu hỏi nào đó nên chúng ta sẽ rất nhanh quên đi những kiến thức mà mình đã học. Chính vì thực trạng hiện nay nên mọi người đều có số lượng kiến thức rất ít. Người Việt Nam chúng ta ngày xưa đều được xem là người có tầm nhìn xa trông rộng chẳng hạng như Khổng Tử, vua Quang Trung,…

Học sinh có thể tự nhận thấy được đi xa hết tầm mắt của mình sẽ rút ngắn khoảng cách của bản thân với ước mơ mà mình đang hướng tới. Bởi lẽ đó dù là sinh viên hay học sinh, dù đã lớn thì vẫn hãy cố gắng mở rộng kiến thức. hãy cố gắng đi xa hơn nữa để trở thành một người có ích cho xã hội và đất nước.

  • Kết bài:

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Lời người xưa dạy quả thực hết sức đúng đắn. Bởi thế, “hãy đi xa đến hết tầm mắt của mình. Khi tới đó, bạn sẽ nhìn được xa hơn nữa”. Phải biết nhìn xa trong rộng để nhận thấy cơ hội và giành lấy thành công, nâng cao giá trị của bản thân. Nó sẽ mang lại những điều mà bản thân mình chưa hề biết trước đây, sẽ cho ta còn đường tiến xa hơn vì kiến thức là bao la, không bao giờ là đủ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.