Kể lại “Sự tích Hồ Gươm”
Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
Xưa kia, Hồ Gươm có tên là hồ tả vọng. Từ sau sự kiện vua Lê lợi trả lại gươm báu cho thần Lạc Long, hồ có tên là Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).
- Thân bài:
Chuyện kể rằng quân Minh kéo quân sang xâm lược nước ta gây cho dân ta không biết bao nhiêu gian khổ. Cuộc kháng chiến chóng quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo, trong buổi đầu còn gặp nhiều khó khăn. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Cách thần Lạc Long ban cho gươm thần hết sức li kì:
– Lê Thận, một người đánh cá, ba lần kéo lưới, bắt được lưỡi gươm.
– Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy trong rừng chuôi gươm nạm ngọc.
– Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn; Lê Lợi đến nhà thấy lưỡi gươm.
– Lưỡi gươm lắp vào chuôi gươm vừa như in.
– Lê Thận nói: Đây là ý trời và xin nhà vua nhận gươm.
– Có gươm thần, cuộc chống Minh phát triển và giành được thắng lợi
– Gươm thần theo Lê Lợi và nghĩa quân tung hoành trận mạc.
– Nghĩa quân vượt qua khó khăn, quân Minh khiếp đảm.
– Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn, đất nước được giải phóng.
Long Quân lấy lại gươm thần:
– Một năm sau ngày thắng lợi, vua Lê Lợi cưỡi thuyền dạo trên Hồ Tả Vọng.
– Rùa vàng nối lên, nói: xin bệ hạ hoàn lại gươm.
– Vua Lê trả gươm, rùa vàng mang gươm lặn xuống nước.
- Kết bài:
Từ đó hồ Tả Vọng có tên là Hồ Gươm.
Bài tham khảo:
Sự tích Hồ Gươm
- Mở bài:
Xưa kia, Hồ Gươm (thuộc Hà Nội ngày nay) có tên là hồ tả Vọng). Từ sau sự tích vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho thần Lạc Long trên hồ này hồ mới có tên là Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). Từ đó đến nay, nhân dân quanh vùng sử dụng tên ấy cho đến ngày nay.
- Thân bài:
Chuyện kể rằng, thuở ấy, quân Minh vào đô hộ nước ta ngót đã được mười năm, chúng gây ra cho dân ta biết bao khổ ải. Lòng dân vô cùng oán hận. Ở đất Lam Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa có mọt vị anh hùng tên là Lê lợi vì căm ghét quân giặc tàn bạn, thấu nỗi khổ đau của dân chúng mà chiêu mộ binh sĩ, khởi nghĩa chống giặc. Buổi đầu, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, nhiều phen thất bại. Thấy thế, Long Quân bèn quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần để tăng thêm sức mạnh.
Ở một làng nọ gần vùng Lam Sơn, có một người đánh cá tên là Lê Thận. Một hôm, sau khi thả lưới xuống sông, Lê Thận kéo lưới lên, chỉ thấy trong lưới một thanh sắt nặng. Nhưng hai lần ném đi, lần thứ ba Lê Thận kéo lưới lên, cũng chỉ thấy có thanh sắt ấy. Thấy lạ, chàng nhìn kĩ thanh sắt thì hóa ra là một lưỡi gươm. Chàng liền đem nó về nhà.
Ít lâu sau, nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Lê Thận bèn tìm đến xin theo. Một hôm, Lê Lợi cùng mấy người thân cận đến thăm nhà Lê Thận. Trong túp lều tranh ven sông của chàng trai đánh cá, mọi người sửng sốt khi nhìn thấy một làn ánh sáng rực rỡ tỏa ra từ lưỡi gươm treo ở một góc nhà. Lê Lợi cúi nhìn và đọc thấy trên lưỡi gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên”. Tuy vậy, không ai hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy như thế nào.
Bẵng đi một thời gian, lần ấy nghĩa quân thua trận, bị giặc Minh đuổi chạy, chủ tướng và quân sĩ lạc nhau mỗi người một ngả, Lê Lợi đang tìm đường trở về thì chợt nhìn thấy một làn ánh sáng tỏa từ trên cây xuống. Thấy lạ, Lê Lợi đến nhìn xem thì là một chuôi gươm nạm ngọc. Ông bèn lấy xuống mang theo.
Khi đã thoát thân tìm về được với nghĩa quân, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm phát sáng nhà Lê Thận. Mấy hôm sau, Lê Lợi bảo Lê Thận về nhà đem lưỡi gươm đến. Trước mặt mọi người, ông lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì lạ thay, thật vừa văn. Lê Thận xúc động nói rằng:
– Thưa minh công, dây thật là lòng trời muốn minh công đứng lên I đánh đuổi quân giặc. Có thần linh giúp sức, nhất định chúng ta sẽ đuổi được giặc, giành lại giang sơn gấm vóc.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân càng ngày càng mạnh, đánh đâu thắng đấy. Gươm thần theo Lê Lợi tung hoành trận mạc, khiến cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, cho đến khi cả đất nước hoàn toàn sạch bóng giặc, hưởng cảnh thái bình.
Chừng một năm sau ngày thắng lợi, một buổi chiều, Lê Lợi, lúc ấy đã lên ngôi vua, ngồi thuyền dạo trên hồ Tả Vọng phía trước kinh thành. Chợt ở phía trước mũi thuyền, một con rùa vàng cực lớn nổi lên mặt nước. Thanh gươm nhà vua đang đeo bên lưng tự nhiên động đậy. Rùa vàng cất tiếng nói:
– Tâu bệ hạ, năm xưa Long Quân cho bệ hạ mượn gươm thiêng để đánh giặc. Nay giặc đã tan, đất nước đã thái bình, xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân.
Vua Lê liền tháo gươm, tung về phía rùa vàng, Rùa ngậm lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước; thanh gươm tạo thành một vệt sáng xanh xuống tận đáy hồ. Từ sau chuyện này, hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm, tức Hồ Gươm ngày nay.