Đóng vai Lang Liêu kể lại câu chuyện Bánh chưng bánh giày

dong-vai-lang-lieu-ke-lai-cau-chuyen-banh-chung-banh-giay

Đóng vai Lang Liêu kể lại câu chuyện “Bánh chưng bánh giày”

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu thời gian xảy ra của truyện: Ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.

  • Thân bài:

Vua đã già, muôn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

– Vua Hùng Vương bày cuộc thi
– Vua truyền gọi các con.
+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.
+ Người nối ngôi vua phải nối chí vua.
+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nôi ngôi.
– Các hoàng tử tất bật làm cỗ quý. Ai cũng hy vọng ngôi báu về mình.

Lang Liêu làm cỗ:

– Lang Liêu là con trai thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì đê làm cỗ quý.
– Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo lam bánh.
– Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

Lang Liêu dược chọn nối ngôi cha:

– Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quỷ, chẳng thiếu thứ gì.
– Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.
– Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.
– Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

  • Kết bài:

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.


Bài tham khảo:

Ngày xưa, lâu lắm rồi, năm ấy vua Hùng Vương thứ sáu đã khá già. Vua cha có những hai mươi người con trai nhưng vẫn chưa có ý định sẽ truyền ngôi cho người nào. Nhân dịp tết sắp đến, vua cha cho gọi cả hai mươi người con trai về triều. Không biết có chuyện gì trọng đại nhưng ta cũng vội vã vào chầu. Khi đã đầy đủ, vua cha từ tốn:

Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đến nay đã được sáu đời. Nhờ ơn đức của Tiên Vương, tuy có lần bị giặc Ân quấy nhiễu, dân ta vẫn sông trong thanh bình thịnh trị. Nay ta đã già, ta sẽ chọn trong số các con, người sẽ thay ta trị vì trăm họ. Người thay ta phải nối chí ta. Ngày tết sắp đến, cũng là ngày lễ Trời, Đất và các đấng Tiên Vương. Ai kiếm được lễ vật hợp với ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho. Xin các Tiên Vương chứng giám.

Nghe lời cha tỏ bày, ta thấu hiểu nỗi lo lắng của người.Đất nước yên bình nhưng cũng cần có người tài trí và có tấm lòng nhân nghĩa đẻ dìu dắt muôn dân. Cha thì đã gì, gắng gượng cũng chẳng được bao lâu nữa, việc truyền ngôi quả thực là điều trọng địa vô cùng.

Ta vốn chẳng ham gì ngôi báu, chỉ muốn sống nơi đồng quê, cùng nhân dân làm lụng, sống cuộc đời yên bình. Thế là đủ rồi. Nhưng lời vua cha đã truyền, ta không thể không nghe. Nhưng ta tìm cái gì để làm ra lễ vật dâng lên tổ tiên bây giờ. Buồn bã, ta trở về, trong lòng ngổn ngang lo lắng.

Sau buổi hội nghị cùng vua cha, các  quan lang đua nhau cho người lên rừng xuống biển để tìm kiếm sơn hào hải vị, kì hoa dị thảo. Ai cũng mong được chọn làm người nối ngôi chạ. Các anh em của ta xưa nay vốn được tận hưởng cuộc sống quyền quý tất biết được nhiều của ngon vật lạ ở đời. Còn ta sớm mồ côi mẹ, từ khi ra ở riêng, chỉ biết chăm lo trồng trọt, chăn nuôi, nên ngoài lúa gạo, chẳng có thứ gì quý giá.

Bao ngày suy nghĩ mà ta vẫn chưa tìm được thứ gì quý giá trong khi ngày lễ tiên vương đã cận kề. Các quan lang khác đã đem về bao nhiêu thứ rồi. Một đêm, sau một ngày làm việc vất vả và suy nghĩ nhiều về lời dặn của vua cha, ta ngủ mê man. Trong giấc mơ, một vị thần hiện lên và bảo:

– Trong trời đất, không gì quý bằng lúa gạo, vì lúa gạo nuôi sống người ta. Nó quý nhưng ai cũng có thế tự tay làm ra được. Vậy con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Nói rồi thần biến mất. Ta giật mình tỉnh lại. Thần nói thế lẽ nào là chế nhạo ta. Lúa gạo vốn là thứ quen thuộc có gì mà quý giá. Có muôn cách để làm bánh từ lúa gạo nhưng phải làm thế nào để có thể sắm được lễ vật xứng đáng với công đức của tổ tiên đây. Càng nghĩ càng thấy khó. cứ thế, ta ngồi nghĩ đến sáng thì cũng hiểu ra được ý nghĩa lời dạy của thần.

Sán sớm hôm sau, khi mặt trời chưa thức giấc, ta vội vã chọn gạo nếp tốt, đem vo sạch, để cho ráo nước. Lại lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, cắt lá làm khuôn đóng gói gạo nếp thành bánh hình vuông. Bên ngoài là gạo nếp trắng tinh, bên trong là đậu xanh và nhan thịt. Ta chẻ giang làm lạt buộc chặt sao cho vuông vức rồi chất vào nồi to nấu kỹ một ngày một đêm.

Phần gạo còn lại ta đem giã nhuyễn ra, quết đều tay rồi gói thành những chiếc bánh hình tròn. Lát một lớp lá mỏng trong nồi ta hấp phần bánh ấy lên. Đến khi chín thì vớt ra, gói lại lá xanh trong thật đẹp mắt.

Còn về phần bánh vuông, khi bánh chín, ta vớt ra, khói bốc lên ngùn ngút, mùi hương thơm lừng. Để bánh vuông đẹp, ta xếp chồng bánh lên, dùng vật nặng đề lên trên. Khi dỡ ra, thật dúng như ý ta muốn, cái nào cũng vuông vức, đầy đặn.

Bánh làm vừa xong là cũng đến ngày lễ tiên vương. Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang tấp nập mang lễ vật đến. Thật là của ngon vật lạ, chả phượng, nem công, sơn hào hải vị, không thiếu thứ gì. Vua cha đi qua, xem mỗi thứ một lượt. Đến đâu người cũng tấm rắc khen ngợi. Bỗng vua cha dừng lại rất lâu trước các cỗ bánh của ta, nét mặt nghiêm lại, khiến ta hoảng sợ. Ta nghĩ, có lẽ, phần lễ vật của ta bình thường quá khiến người phiền lòng chăng? Ta đứng đó, cúi đầu không dám nhìn lên.

Vua cha nhẹ nhàng hỏi đó là thứ bánh gì, làm ra nó như thế nào? Vua cha còn hỏi mỗi thứ bánh có ý nghĩa gì không? Thực tình, quá lúng túng, ta cũng đem triết lí thiên địa hài hòa mà giải thích phẩm vật của mình. Vua cha không nói gì, lệnh đem lễ vạt của ta tế lên tiên vương khiến ta vô cùng bối rồi.

Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng khen bánh ngon và lạ. Lúc này, vua cha trịnh trọng nói:

– Bánh của Lang Liêu vừa ngon, lạ, lại vừa có ý nghĩa sâu xa. Bánh hình vuông là tượng trưng cho Đất, có lúa gạo, cây quả, muông thú. Ta đặt tên bánh này là bánh chưng. Bánh tròn là tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giày. Từ nay, vào dịp lễ tết, nên làm hai thứ bánh ấy. Lang Liêu đã tìm được lễ vật hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên Vương chứng giám.

Quyết định của vua cha khiến ta không khỏi sửng sốt và hiểu hơn về người cha vĩ đại của mình. Cha đã lấy lòng nhân mà đối đãi với thiên hạ, lấy cái đức mà cai trị đất nước, lấy lẽ công bằng để chọn người kế vị xứng đáng. Cha đã không vì tình riêng mà hành động hồ đồ, không vì của ngon vật lạ mà mê mị. Cha đã lấy cái lao động làm nguồn gốc của ấm no, lấy tiết kiệm làm phồn vinh đất nước.

Ta rất vui lòng nhận lấy mệnh lệnh của vua cha kế vị ngai vàng. Các quan lang khác cũng hiểu ra chỗ sâu xa mà hết sức vui mùng cùng ta.

Từ đó về sau, dân ta theo tục lệ, Tết đến nhà nhà đều làm bánh chưng, bánh giày. Cũng từ đó, người trong nước đua nhau chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.