suy-nghi-phau-thuat-tham-mi-phep-mau-cua-khoa-hoc-chia-khoa-hanh-phuc-hay-su-choi-bo-ban-than

Suy nghĩ: Phẫu thuật thẩm mĩ – phép màu của khoa học, chìa khoá hạnh phúc hay sự chối bỏ bản thân?

“Phẫu thuật thẩm mĩ – phép màu của khoa học, chìa khoá hạnh phúc hay sự chối bỏ bản thân?”.

  • Mở bài:

Phẫu thuật thẩm mĩ, làm cho bản thân đẹp hơn vừa mang đến những cái lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

+ Phẫu thuật thẩm mĩ: là những can thiệp có chủ đích lên cơ thể nhờ sự phát triển của khoa học với mục đích làm đẹp.

+ Phép màu của khoa học, chìa khoá hạnh phúc: các tiến bộ trong khoa học đã cho phép con người khắc phục những khiếm khuyết trên cơ thể để đạt được một vẻ đẹp ngoại hình lí tưởng, nhờ đó mà trở nên tự tin, được yêu mến, trân trọng, hạnh phúc, thành công. Nhiêu người xem phẫu thuật thẩm mĩ là một bí kíp để có được cuộc sống hạnh phúc.

+ Sự chối bỏ bản thân: lạm dụng phẫu thuật thẩm mĩ khiến người ta chạy theo những vẻ đẹp lí tưởng hoá mà quên đi nét riêng của bản thân.

Phẫu thuật thẩm mỹ là tự đánh mất đi chính bản thân mình, không dũng cảm chấp nhận mình trong mọi hoàn cảnh, sống yếu đuối trước thực tại cuộc sống.

2. Bàn luận:

+ Từ khi ra đời, giải phẫu thẩm mĩ được xem như một phép màu trong việc chăm sóc nhu cầu của cơ thể con người, cho phép chúng ta “sửa chữa” những khiếm khuyết trên cơ thể để trở nên hoàn thiện. Có được sự tự tin về ngoại hình, con người dễ dàng thành công và sống hạnh phúc hơn (nêu dẫn chứng).

+ Tuy nhiên, gần đây, số liệu về những ca phẫu thuật làm đẹp tăng lên rất nhanh chóng. Rất nhiều người dù cơ thể không hề khiếm khuyết nhưng vẫn chấp nhận những khoản chi phí vô cùng lớn, cùng những đau đớn thể xác và những rủi ro về sức khoẻ để có được một cơ thể lí tưởng. Họ đánh đổi quá nhiều để chạy theo một vẻ đẹp chung mà bỏ mất đi vẻ đẹp riêng của bản thân. Điều này dẫn đến thực trạng con người quá xem trọng vẻ đẹp ngoại hình mà quên bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hổn, tính cách (dẫn chứng).

3. Bài học nhận thức và hành động:

+ Làm đẹp là nhu cầu chính đáng nhưng nó phải phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và bối cảnh văn hoá của dân tộc.

+ Cần trân trọng vẻ đẹp riêng của bản thân, bồi dưỡng vẻ đẹp nội tâm hơn là chỉ chăm chú vào việc thay đổi ngoại hình bằng dao kéo.

  • Kết bài:

Phẫu thuật thẩm mĩ là phép màu của khoa học nhưng không phải là chìa khoá hạnh phúc hay mà là chối bỏ bản thân.Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được. Hãy dũng cảm chấp nhận bản thân để sống hạnh phúc. Mọi thứ giả tạo rồi cũng sẽ tàn phai, chỉ có tấm lòng chân thực mới ở lại với chúng ta mãi mãi.

Nghị luận: Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao (John Mason)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang