Tác giả Hê-minh-uê và tác phẩm “Ông già và biển cả”
I. Tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961)
* Cuộc đời :
– Xuất thân trong một gia đình trí thức.
– Từng tham gia chiến tranh thế giới thứ I. Chiến tranh đế quốc đã làm cho ông tan vỡ ảo tưởng tốt đẹp về quan hệ tốt đẹp trong xã hội đương thời. Ông tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, gồm những người trở về từ chiến trận hoặc chịu tác động của chiến tranh, không hòa nhập với cuộc sống, họ chủ yếu tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
– Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn học.1923, cuốn sách đầu tiên được xuất bản (3 truyện ngắn và 10 bài thơ). 1926, tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời thì tên tuổi Heâ-minh-ueâ mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn.
– Năm 1939, chiến tranh t/g thứ 2 bùng nổ, Heâ-minh-uê tham gia lực lượng quân Đồng minh và là 1 trong những người đầu tiên tiến vào giải phóng Pa-ri. 1952, Heâ-minh-ueâ viết “Ông già và biển cả” (The old man and the sea), tp đã đưa Heâ-minh-uê xếp vào hàng nhà văn số 1 thế giới. Năm 1953, H nhận giải thưởng Pulizer, đó là giải thưởng cao quý của nước Mĩ, được trao tặng hàng năm cho những cá nhân và tập thể có thành tích trong lĩnh vực báo chí, văn học, âm nhạc và sân khấu.
* Sự nghiệp sáng tác:
– TP tiêu biểu: SGK/126.
– Ðề tài: chiến tranh; cuộc sống sôi động của những người đi săn cá, săn voi, đấu bò,…
– Phong cách nghệ thuật:
+ Ngắn gọn, giản dị, vừa sôi nổi mãnh liệt vừa suy tư sâu sắc
+Quan niệm: ” Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
+ Đề xướng và sáng tác theo nguyên lí “Tảng băng trôi”. Dựa vào hiện tượng vật lí về 1 tảng băng trôi trên đại dương Huê-minh-uê đã đề xuất nguyên lí Tảng băng trôi. Nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà nói lên bằng cách xây dựng nhiều hình tượng có sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý; sử dụng nhiều ẩn dụ, biểu tượng độc thoại nội tâm, đối thoại, lặp từ, câu, hình ảnh, miêu tả nhiều hành động. Xem tác phẩm văn học như một tảng băng trôi mà trong đó chỉ 1 phần nổi còn 7 phần chìm khuất. Phần nổi là nghĩa tường minh của văn bản, phần chìm là nghĩa hàm ẩn. Đây là lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc. Nhà văn loại bỏ những chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại phần cốt lõi và sắp xếp sao cho người đọc có thể hiểu được những điều mà tác giả bỏ đi. Để hiểu được, người đọc cần vận dụng kinh nghiệm của mình, tìm ra những gì không có trong tác phẩm gọi là khoảng trống trong văn bản.
– Có những nhà văn có thể đề ra những nguyên lí, nhưng nguyên lí ấy vẫn không chính xác hoặc không ăn khớp với sáng tác của họ. Riêng trường hợp Hê minh uê, hình ảnh ông đề ra có ý nghĩa lí luận và bản thân nhà văn đã đạt tới tiêu chí nghệ thuật ấy một phần nào bằng chính phong cách và kiến thức viết của mình.
II. Tác phẩm “Ông già và biển cả”.
– Thể loại: truyện dài, gồm 10 chương.
– Sáng tác năm 1952, được giải thưởng Nô-ben năm 1954
– Cốt truyện: Tác phẩm kể chuyện lão đánh cá cùng 1 thằng bé trong làng đi ra biển đánh cá, sau nhiều ngày lão chẳng bắt được con cá nào. Bố mẹ thằng bé không cho theo lão nữa vì cho rằng lão xúi quẩy. Chuyến đó, lão đi biển 1 mình, lão quăng câu, 1 con cá kiếm to, cắn câu. Nó kéo lão cùng với chiếc thuyền ra tận khơi xa. Lão chiến đấu, chiến thắng nó. Lão kéo xác nó về, trên đường về, đàn cá mập kéo đến rỉa hết thịt con cá kếm. Về đến bờ con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương. Lão Xan-ti-a-gô về lều và ngủ 1 giấc dài.
– Tác phẩm ra đời gây tiếng vang lớn, tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lí “Tảng băng trôi”, dung lượng câu chữ ít nhưng khoảng trống được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản.
* Ðoạn trích :
– Vị trí : cuối chương 7 đầu chương 8
– Đại ý: kể việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.
* Phân tích :
a. Hình tượng con cá kiếm:
– Ngoại hình:
+ cái bóng đen vượt dài…
+ Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn…xanh thẫm
+ Thân hình đồ sộ…bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng
→ Tầm vóc khổng lồ: Vẻ đẹp kì vĩ của biển cả, thiên nhiên. Báo hiệu một trận chiến hết sức gay cấn giữa Xan-ti-a-gô và con cá
– Qua cảm nhận của ông lão: áp lực sợi dây rất căng, cảm giác đau đớn nơi bàn tay →Sức mạnh ghê gớm, vĩ đại
– Hành động:
+ lượn vòng: hơn 2 tiếng đồng hồ; hơn 10 lần “Vòng tròn lớn”, “chậm rãi lượn vòng”, “vòng tròn hẹp dần”
+ quật đột ngột.
→ Những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt tìm cách thoát khỏi sợi dây câu
+ phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc, vẻ đẹp và sức lực; dường như treo lơ lửng…rơi sầm xuống: không chấp nhận cái chết, chiến đấu ngoan cường → cái chết oai hùng
⇒ Kiên cường, dũng mãnh, cố giành lại cuộc sống tự nhiên theo bản năng. Con cá kiếm là biểu tượng cho
vẻ đẹp, sức mạnh phi thường của thiên nhiên đối thủ, bạn con người những chông gai, thử thách của cuộc đời
ước mơ, khát vọng chinh phục đỉnh cao của nghệ thuật.
b. Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô
* Cảm nhận về con cá:
– Khi con cá chưa xuất hiện:
+ Cảm nhận qua áp lực sợi dây
+ cảm nhận bán kính vòng tròn
+ từ độ chếch…con cá ngoi lên liên tục…
→ Cảm nhận bằng xúc giác: độ tinh thông nghề nghiệp của ông lão
– Khi con cá xuất hiện:
+ Lão không tin nổi độ dài của nó kinh ngạc,
+ Nó không thể lớn như thế được choáng ngợp trước tầm vóc con cá
* Thái độ đối với con cá kiếm
– ta chưa bao giờ thấy…cao thượng hơn mày
– Con cá là vận may của ta… : không còn vận xui xẻo
– Gọi: người anh em, cu cậu
→ Vừa yêu quý, khâm phục, vừa khát khao chinh phục: Không xem con cá là kẻ thù mà chỉ là đối thủ cần phải chiến thắng
– Nhưng có phải ông lão chỉ hoàn toàn cảm nhận con cá kiếm hùng vĩ, đẹp tuyệt vời, lần đầu tiên trong đời mắc câu của lão như cảm giác sung sướng, hạnh phúc của một người đi săn không? Có cảm giác lạ nào đã xen vào và càng lớn thêm, rõ thêm trong tâm trạng của ông già? Cảm giác và tâm trạng ấy được tác giả biểu hiện bằng cách nào?
– Không chỉ cảm nhận mà còn cảm thông, không chỉ bằng động tác, hành động mà còn bằng trái tim xúc động, hồi hộp, lo lắng. Không chỉ như quan hệ thông thường giữa người đi săn và con mồi mắc lưới mà là giữa con người và cái đẹp, và ước mơ và hiện thực.
* Sức lực:
– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
– Bủn rủn chân tay, sắp ngất
→Suy yếu, cạn kiệt, khó có thể chiến thắng
* Nghị lực để chiến thắng:
– Ta không thể tự chơi xỏ mình
– Ta không thể để bị chuột rút
– Kéo đi tay ơi; đứng vững, đôi chân kia; tỉnh táo vì tao, đầu à…
→ Tự động viên mình, giữ vững ý chí niềm tin, chiến thắng bản thân
* Ngôn ngữ: lão nghĩ, lão nói: đối thoại trong câm lặng, đối thoại với chính mình→ độc thoại nội tâm; nâng đỡ tinh thần cho Xan-ti-a-gô
– Ông luôn tin vào bản thân, dù khó khăn thiếu thốn nơi biển cả: ăn tôm sống, cá sống, uống từng ngụm nước dè xẻn, bàn tay đã bị sợi dây cắt nát…vẫn tìm cách chinh phục con cá và cuối cùng đánh bại nó.
* Việc chiến thắng con cá:
– Dùng hết sức bình sinh
– Nhắm trúng tim con cá
→Khẳng định tài năng và nghị lực phi thường của Xan-ti-a-gô. Nếu nỗ lực, kiên trì và kiên cường thì có thể biến ước mơ thành hiện thực
– Ông lão Xan-ti-a-gô là biểu tượng cho người lao động có sức mạnh, trí tuệ, ý chí và quyết tâm theo đuổi đến cùng khát vọng của mình.
c. Nguyên lí “tảng băng trôi” thể hiện trong đoạn trích
– Phần nổi: hành trình theo đuổi, chiến đấu, bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô
– Phần chìm:
+ Hành trình theo đuổi những ước mơ, hoài bão
+ Khám phá, chinh phục tự nhiên
+ Vượt qua thử thách để thành công
+ Bài học về niềm tin vào bản thân, sức mạnh và khả năng tồn tại của con người.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lý: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”
2. Nghệ thuật :
– Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp giữa đối thoại với độc thoại nội tâm
– Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật
– Cách viết giản dị, nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa
Bài tham khảo: Kiệt tác văn học Ông già và biển cả của Hemingway
HÊMINGUÊ (1899 – 1961), là nhà văn hiện đại Mỹ. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức tại bang Illinois, nước MỸ.
Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông làm phóng viên, tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở Ý và bị thương nặng. Một năm sau, ông trở về Mỹ, thất vọng về xã hội đương thời. Ông tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”. Cảm giác lạc loài và sự phủ nhận văn minh công nghiệp đương thời in dấu đậm nét trong sáng tác của ông. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông tham gia đội quân quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha.
HÊMINGUÊ là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mỹ thế kỷ XX, có những đóng góp lớn trong việc đổi mới đối với văn xuôi hiện dại. Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, ghi chép và một số bài thơ. Dù viết về đề tài gì, ông luôn hướng vào mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực với con người”.
HÊMINGUÊ cũng là người đề xướng nguyên tắc sáng tác “tảng băng trôi” cho văn chương. Nguyên lý “tảng băng trôi” mượn hình ảnh tảng băng trôi 7 phần chìm, một phẩn nổi. Nhà văn không can thiệp trực tiếp vào câu chuyện, không trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà tạo ra những “khoảng trống”; những mặt ngầm và xây dựng những hình tượng giàu sức gợi, nhiều tầng ý nghĩa để người đọc tự rút ra những ý. Cách sáng tác này thiên về việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, đối thoại nội tâm nhân vật; ngôn từ, chi tiết, cốt truyện rất cô đọng, làm cho ý nghĩa được mở rộng rất nhiều.
Tác phẩm tiêu biểu: Ông già và biến cả, Chuông Nguyện Hồn Ai, Giã Từ Vũ Khí, mặt trời vẫn mọc,…
Năm 1954, HÊMINGUÊ được trao giải Nobel về văn chương.
HÊMINGUÊ viết Ông già và biển cả năm 1952 sau gần 10 năm sống ở Cuba. Tác giả lấy bối cánh là một làng chài bên cạnh La Habana và nhân vật chính là nguyên mẫu của một thủy thủ đi trên tàu của ông.
Truyện kể về ông già Santiago 74 tuổi, thường đánh cá trên biển Habana. Cậu bé Manôlin thường hay giúp ông những chuyến đi biển nhưng vì ông không kiếm được con cá lớn nào nên cha mẹ chú không cho đi theo ông lão nữa. Lần này, khong có cậu bé, ông lão đi biển một mình. Sau mấy ngày đêm lênh đênh trên biển, cuối cùng có một con cá kiếm rất lớn cắn câu. Con cá kiếm này quá lớn, lớn hơn mọi con cá mà ông đã từng câu được. Ông vừa mừng vui, vừa lo lắng. Mừng vì nếu kéo được con cá vào bờ, đó là một phần thưởng lớn. Lo vì nó lớn quá, thắng được nó quả là một kì công.
Bằng tất cả quyết tâm, ông lão quyết định chiến đấu đến cùng. Ông lão ghì chặt sợi dây câu nhưng con cá vẫn cứ bơi ra xa và kéo thuyền ông di theo. Ông lão cố kéo con cá vào sát mạn thuyền để đâm nó nhưng con cá vẫn cứ rướn mình lên bơi ra xa. Mấy ngày chiến đấu cật lực mà con cá vẫn cứ bướng bỉnh, không chịu đầu hàng số phận. Ông phải ăn cá sống để lấy sức. Bàn tay bị cứa rách nhiều chỗ, ngã đập mặt xuống thuyền mấy lần … để chiến đấu với con cá. Phải đến ngày thứ ba, con cá kiếm mới chịu khuất phục dưới bàn tay ông lão. Ông đâm chết con cá, buộc nó vào mạn thuyền và kéo vào bờ.
Thế nhưng, biển cả lại thử thách ông, đàn cá mập xuất hiện như những hung thần. Ông lại lao vào cuộc chiến đấu với đàn cá mập khi chúng xông vào xâu xé con cá kiếm. Cuối cùng, ông cũng vào được đến bờ nhưng con cá kiếm chí còn trơ lại bộ xương. Ông lão khó nhọc lắm mới lê chân về đến lều của mình trên bãi biển trong tình trạng kiệt sức.
Ông già và biển cả xứng đáng là bản anh hùng ca về con người và sức lao động của con người trong hành trình gian khổ để thực hiện ước mơ cao đẹp cùa mình. Đồng thời, tác phẩm thể hiện niềm tin vào ý chí và sức chịu đựng kì diệu của con người trước thử thách. Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục.
Santiago là nhân vật chính của câu chuyện. Ông là một người tự tin, ý thức được bản thân và sự kiêu hãnh, lòng dũng cảm của con người để có thể chịu đựng được gian lao để chiến thắng.
Cuộc chiến đấu của ông lão và con cá kiếm là cuộc chiến đấu của hai đối thủ xứng đáng. Cuocj chiến trên biển là cuộc đấu trí căng thẳng, một trận thư hùng một mất một còn của con người và đại dương.
Ông lão cố gắng tiêu diệt con cá là vì sự sống chứ không phải vì hận thù với thiên nhiên bởi ông lão rất yêu thicn nhiên (qua lời đối thoại của ông với con cá). Đó là một cuộc đấu tranh sinh tồn giữa hai cá thể. Ông chiến đấu vì sự sống còn. Con cá chiến đấu cũng vì sự sống của nó.
Tác phẩm là một thành công rõ ràng của phương pháp tảng băng trôi. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện ngắn gọn, sinh động, nhiều kịch tính. Đặc biệt những đoạn độc thoại nội tâm kết hợp với phép ẩn dụ, xây dựng biểu tượng khiến câu chuyện có sức lôi cuốn kì lạ.
Ông già và biển cả là bức tranh hào hùng trong lao động của con người giữa biển khơi mênh mông. Cuộc săn đuổi con cá kiếm thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. Tác phẩm thể hiện lòng nhân ái của tác giả. Đồng thời, nó cũng chứng minh cho chân lý: con người có thế bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục.