»» Nội dung bài viết:
Các tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9
1. Chuyện người con gái Nam Xương.
Xuất xứ: 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ (Thế kỉ 16).
Nội dung:
- Khẳng định, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương và vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
- Phê phán xã hội nam quyền phong kiến cũ cổ hủ, hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ.
Nghệ thuật:
- Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
- Kết họp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Xuất xứ: Viết khoảng đầu thời nhà Nguyễn (đầu Thế kỉ XIX) Phạm Đình Hổ
Nội dung:
- Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.
- Cuộc sống hoang mang, khốn khổ của người dân trước sự ngang ngược và lòng tham vô đáy của bọn quan tham.
Nghệ thuật:
- Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động, giàu chất trữ tình.
- Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, giàu sức thuyết phục, tả cảnh đẹp tỉ mỉ nhưng lại nhuốm màu sắc u ám, mang tính dự báo.
- Giọng điệu tác giả gần như khách quan nhưng cũng đã khéo léo thể hiện thái độ lên án bọn vua quan qua thủ pháp liệt kê.
3. Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí.
Xuất xứ: Hồi thứ 14, Trích tiểu thuyết chương hồi Hoàng lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái
Nội dung:
- Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối TK XVIII Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du – thế kỉ 18).
- Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
- Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. – Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.
Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và loi nói.
- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
4. Truyện Kiều.
Xuất xứ: Truyện Kiều có tên gốc là Đoạn trường tân thanh, thường được dân gian gọi là Truyện Kiều (theo tên nhân vật chính là Thúy Kiều). Truyện Kiều là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du (1766-1820). Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
Nội dung:
Đoạn trích Chị em Thuý Kiều
- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc họa rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.
Đoạn trích Cảnh ngày xuân:
- Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
- Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều.
- Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:
- Bóc trần bản chất con buôn xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.
- Hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều trong cơn gia biến.
- Tố cáo xã hội phong kiến, chà đạp lên sắc tài, nhân phẩm của ngưòi phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật (Mã Giám Sinh).
5. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Nội dung:
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm.
- Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
- Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nghệ thuật
Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ
Khá hay