phan-tich-y-nghia-nghe-thuat-cua-diep-tu-nhom-trong-bai-tho-bep-lua

Phân tích ý nghĩa nghệ thuật của điệp từ nhóm trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Ý nghĩa nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong bài thơ Bếp lửa

Ở đoạn thơ thứ 6 trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có tới 4 lần lặp lại từ “nhóm”. Đây là một dụng ý nghệ thuật, có sức mạnh biểu đạt sâu sắc:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! “

Điệp từ ’’nhóm” trong bài thơ Bếp lửa được nhắc lại nhằm làm toả sáng hơn nét “kỳ lạ” và thiêng liênng của bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kỳ lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa, từ bếp lửa của bà những ngọn lửa khác cũng được nhóm lên, khơi lên. Nó khơi dậy tình cảm nồng ấm trong lòng cháu, khơi dậy những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ, khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương.

Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang