»» Nội dung bài viết:
TRAO DUYÊN
(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Du
Xem thêm tác giả Nguyễn Du.
2. Tác phẩm:
– Vị trí, xuất xứ đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần 2 – Gia biến và lưu lạc (từ câu 723 đến câu 756). Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh. Kiều đã nhờ Vân “trả nghĩa” cho Kim Trọng.
– Bố cục:
+ 12 câu đầu: Lời nhờ cậy và thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân của Thúy Kiều.
+ 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn em.
+ 8 câu cuối: Thúy Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gửi cho Kim Trọng.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng (11 câu đầu):
– Hành động:
+“Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng.
+“Thưa”: kính cẩn, trang trọng với bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
⇒ Lời nhờ cậy chứng tỏ:
+ Việc Kiều nhờ em rất thiêng liêng.
+ Kiều đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối.
+ Kiều đang trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, nài ép Vân phải nhận.
* 10 câu thơ tiếp: Lí lẽ thuyết phục Thúy Vân
– 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim
+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.
+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim – Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.
+ “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.
⇒ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh, điệp từ “khi” đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim – Kiều.
– 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em
+ Gia đình gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”.
⇒ Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình” . Cuối cùng, nàng đành chọn hi sinh tình => Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” => Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
⇒ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
+ Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”: Kiều tưởng tượng đến cái chết của mình => gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình.
⇒Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khéo léo, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
b. 14 câu thơ tiếp (từ câu 13 đến câu 26): Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em.
* 6 câu thơ đầu (từ câu 13 đến câu 18).
– Trao kỉ vật: “Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền”
⇒ Những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng.
– Lời dặn dò 1: “Duyên này thì giữ” >< “vật này của chung”:
+ “Duyên này”: tình riêng của Kiều với Kim Trọng.
+ “Của chung” ⇒ của Kim, Kiều, nay còn là của Vân.
⇒ Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẫn: lí trí >< tình cảm, hành động >< lời nói.
Vì: Kiều đang phải chia li, vĩnh biệt mối tình đầu tươi đẹp nên đang nuối tiếc về mối tình đầu dang dở.
+ “Của tin”: phím đàn, mảnh hương nguyền => những kỉ vật gắn bó, chứng giám tình yêu của Kim – Kiều trong đêm trăng thề nguyền. => “của tin” – tình cảm thiêng liêng mà nàng giữ lại cho mình.
⇒ Trao duyên chỉ là hình thức.
* 8 câu thơ tiếp (từ câu 19 đến câu 26)
– Lời dặn dò 2:
+ Từ ngữ giả định: “mai sau”, “dù có”.
⇒ Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình trong tương lai.
+ Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “ thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “ người thác oan”… ⇒ nhắc nhiều đến cái chết.
⇒ Kiều coi mình như đã chết. Kiều vẫn đang nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sự sum họp.
⇒ Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc và mãnh liệt.
c. 8 câu thơ cuối ( từ câu 27 đến câu 34): Thúy Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn nhủ cho Kim Trọng.
– Hiện tại: trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi: đau xót, tan vỡ, cay đắng.
– Quá khứ: muôn vàn ái ân: hạnh phúc, tươi đẹp.
⇒ Hình dung về quá khứ tươi đẹp, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng
– “Phụ chàng”: Kiều tạ lỗi, nhận hết phần lỗi về mình. => Nàng là người có đức hi sinh cao cả và giàu lòng vị tha.
– Điệp từ: “Kim lang”: Kim Trọng .
+ Đoạn đầu: gọi Kim Trọng là “chàng” – người yêu.
+ Ở đây: gọi “Kim lang” – chồng: Kiều đã thực sự nên duyên phận với Kim Trọng bằng tình yêu mãnh liệt.
⇒ Diễn tả tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
Là lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ: kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.
– Sử dụng các điển tích đi đôi với các thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối…
⇒ Sự chính xác, tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du.