Suy nghĩ về vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội qua các tác phẩm đã học (chương trình Ngữ văn 9 học kỳ 1)
- Mở bài:
Văn học Việt nam thế kỉ 20 đã để lại những bông hoa đẹp về tình đồng chí, đồng đội của bộ đội cụ Hồ. Trong số đó, phải nhắc đến bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Hai nhà thơ tuy có những điểm nhìn, những cảm nhạn khác nhau về người lính nhưng thống nhất với nhau về vẻ đẹp của tình đồng chí thiêng liêng, gắn bó và thủy chung của người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
- Thân bài:
Giới thiệu 2 tác phẩm:
+ Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật bao gồm bốn bài được tặng giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ vầng trăng quầng lửa (1970) sáng tác trong những ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy ác liệt.
Hai tác phẩm đều ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó, keo sơn, cao quý và thiêng liêng.
Biểu hiện đẹp đẽ của tình đồng chí, đồng đội:
– Sự cảm thông, hiểu biết nỗi lòng, tâm tư tình cảm của nhau: Thấu hiểu nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, cùng hi sinh vì lí tưởng cao đẹp; luôn yêu thương bạn bè, thấu hiểu được sở thích, cá tính, nỗi lòng của nhau.
+ Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn: Đồng cam, cộng khổ cùng những khó khăn gặp phải:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.
(Đồng chí)
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
+ Yêu thương, đoàn kết sát cánh bên nhau cùng chiến đấu: Động viên truyền sức mạnh cho nhau:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
(Đồng chí)
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
+ Tạo sức mạnh để đồng đội vượt qua gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ, trong gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời:
“Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”
(Đồng chí)
“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
- Kết bài:
Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng, cao quý, gắn kết người lính lại với nhau và cũng là tình cảm đẹp của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc. Ra đời trong hoàn cảnh của hai cuộc kháng chiến khác nhau nhưng cả hai tác phẩm trên đều khắc họa thật đẹp tình cảm của người lính. Hai tác phẩm góp phần làm nên phẩm chất cao đẹp, đáng quý, đáng trân trọng của anh bộ đội cụ Hồ.
- Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Cảm nhận ý nghĩa khổ thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”