“Truyện Kiều” như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung.”
I. Giải thích ý kiến:
+ Giải thích các hình ảnh so sánh:
– “Như hòn ngọc quý cơ hồ không thể thêm bớt”, tức là ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” được giũa gọt đến mức điêu luyện hoàn thiện.
– Như tiếng đàn lạ gần như không một lần “lỡ nhịp ngang cung”, tức là ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa.
⇒ Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”, về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh, chứng tỏ Nguyễn Du là bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca.
II. Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
1. “Truyện Kiều” có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng khác nhau, thậm chí còn đối lập nhau nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn liếng ngôn ngữ để biểu đạt con người, sự kiện , tâm trạng…
– Nghệ thuật tả người:
+ Tả nhân vật chính diện: Vẫn tuân thủ theo bút pháp truyền thống nhưng có dụng ý sử dụng ngôn ngữ để khái quát hóa cá tính số phận nhân vật. Miêu tả các nhân vật chính diện dùng bút pháp ước lệ, khuynh hướng lý tưởng hóa nhân vật.
+ Tả người con gái đẹp mượn những hình ảnh đẹp, những khuôn vàng, thước ngọc: trăng, hoa, tuyết…Thúy Kiều tuyệt sắc, Kim trọng nho nhã tuyệt vời “phong tư tài mạo tót vời”.
+ Tả nhân vật phản diện: Dùng bút pháp tả thực, ngôn ngữ trực diện.
– Nghệ thuật tả cảnh:
Dùng ngôn ngữ tái tạo lại cảnh vật theo những nét vẽ của thi pháp truyền thống:
+ Cảnh mùa xuân.
+ Cảnh mùa hạ.
+ Cảnh mùa thu.
+ Cảnh lầu Ngưng Bích.
+ Cảnh ly biệt Kim – Kiều; Kiều – Thúc Sinh
– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+ “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” Tâm trạng buồn → cảnh vật buồn, u hoài, lặng lẽ
+ Đoạn trích “Kiều gặp Kim Trọng” → Tâm trạng xao xuyến, ngây ngất của Kim Trọng – Kiều khiến cho cảnh vật cũng chở nên tâm tình hơn
2. Sử dụng chữ Nôm điêu luyện:
Từ một câu truyện chữ Hán trong Thanh Tâm tài nhân viết bằng văn xuôi chữ Hán, Nguyễn Du đã tái tạo một câu chuyện bằng chữ Nôm, viết bằng thể thơ lục bát.
3. Sử dụng ngôn ngữ bình dân – ngôn ngữ bác học:
– Sử dụng ngôn ngữ bình dân, dùng thể thơ dân tộc (lục bát)
+ Sử dụng nhiều ca dao.
VD câu thơ :
“Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”.
Lấy từ một câu ca dao:
“ Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng.”
+ Sử dụng thành ngữ: “ Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”
+ Sử dụng ngôn ngữ bác học:
+ Dùng nhiều điển tích, điển cố.
+ Sử dụng những khái niệm, thuật ngữ của Lão Trang, Phật , Nho:
“Tu là cõi phúc, tình là dây oan.”
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
– Sử dụng nhiều từ Hán – Việt.
– Sử dụng nhịp điệu để tao hiệu quả cho câu thơ.
3. Lý giải nguyên nhân thành công khi sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.
+ Hoàn cảnh gia đình : Xuất thân trong một gia đình có nhiều người theo nho học, đỗ đạt cao → Nguyễn Du có ảnh hưởng
+ Hoàn cảnh xã hội : Nguyễn Du có điều kiện đi nhiều nơi (đi sứ sang Trung Quốc) và nhiều năm sống ở nhiều vùng đất đã cho Nguyễn Du vốn sống, vốn ngôn ngữ phong phú.
+ Bản thân Nuyễn Du là người thông minh, nhạy cảm. Nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ biến hóa tài tình. Chỉ một chữ “hoa” trong Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã diễn đạt được bao nhiêu sự việc, bao nhiêu tâm trạng…
+ Là người thông minh, dù tiếp thu từ truyền thống hay vay mượn nước ngoài thì Nguyễn Du luôn có tính sáng tạo, độc đáo.
+ Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập và trau dồi đã cho ta thấy Nguyễn Du xứng đáng vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển.