Thuyết minh về Chùa Giám tỉnh Hải Dương
- Mở bài:
Chùa giám là một trong nhưng danh tự nổi tiếng bậc nhất tỉnh Hải Dương không chỉ ở ý nghĩa tâm linh mà còn về giá trị kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, thể hiện một thời phồn an, thịnh trị của đất nước ta.
- Thân bài:
Chùa Giám tọa ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Nguyên thủy của chùa Giám là Nghiêm Quang Tự do sư Hải Triều trụ trì, nằm trên nền đất trống phía đông huyện Cẩm Giàng được xây dựng năm 1336 vào thời Lý, từ thời đó Việt Nam làm chùa, chủ yếu bằng gỗ và lợp ngói đỏ nên các hạng mục công trình đều phải có những bàn tay xây dựng và trạm khắc có nghề uyên thâm. Nhờ vậy khi ngôi chùa hình thành đã trở thành một công trình văn hóa nghệ thuật của Phật giáo thời bấy giờ và vẫn có giá trị với thời nay.
Chùa Giám là nơi tưởng niệm Thiền sư Tuệ Tĩnh, một đại danh y của Việt Nam. Ông là người đứng ra hưng công xây dựng chùa, biến chùa thành cơ sở trồng dược liệu chữa bệnh cho dân. Nhớ ơn công lao đức độ của Thiền sư Tuệ Tĩnh, nhân dân xã Cẩm Sơn đã tạc tượng Ngài, đặt tại nhà Tổ của chùa.
Chùa Giám là ngôi chùa có quy mô kiến trúc to đẹp, mang đậm dấu tích nghệ thuật thế kỷ XVII. Chùa tọa lạc trên một khoảng đất rộng 2ha. Toàn bộ công trình kiến trúc bao gồm Tam quan, Tiền đường, Tam bảo, nhà tổ, hành lang, nhà tháp cửu phẩm, nhà khách, nhà tăng, vườn cây, pháp sư, nghè giám.
Nhà tiền đường 7 gian, 2 chái, đao tàu, néo góc. Nhà thấp mái, cột to hơn một người ôm, cột quân chỉ cao 2,1m. Các vì chạm hoa lá giản dị, các bức cốn và cửa võng với bức chạm quần long, bênh bong tinh xảo. Bờ nóc giữa mái và các bờ góc mái kết hoa thị, gắn con giống đắp vôi vữa sinh động. Nhà tháp cửu phẩm hình vuông mỗi chiều 8m, 3 tầng mái, 12 chái, cao 8m bày toà cửu phẩm liên hoa 9 tầng hoa sen, cao trên 6m, hình lục giác đều, mỗi cạnh 1,24m.
Giữa các tầng hoa sen là tượng Phật, mỗi mặt 3 pho, mỗi tầng 18 pho, tầng cao nhất chỉ có 1 pho tượng ngồi cao 1m, đầu đội trần nhà cửu phẩm. Như vậy toà cửu phẩm có tất cả 145 pho tượng. Toàn bộ kết cấu đặt trên một trụ gỗ lim lớn, có ngỗng đá và ổ bi. Vào ngày lễ Phật, với 2 người đẩy, toà tháp có thể quay nhẹ nhàng. Đây là toà tháp đặc sắc nhất của chùa Giám, mang nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ XVII.
Ngoài ra chùa có hơn 100 pho tượng cổ, 2 chuông lớn đúc năm Cảnh Hưng 13 (1765) và Thiệu Trị 8 (1848), 15 bia đá có niên đại thế kỷ XVII – XIX. Trong số tượng cổ có pho tượng đại danh y Tuệ Tĩnh. Ông vốn người cùng huyện và là người có công xây dựng ngôi chùa, được nhân dân tôn là thánh sư Nam dược.
Tại chùa Giám và nghè Giám còn lưu giữ rất nhiều cổ vật chứa đựng những giá trị văn hóa – lịch sử quý, có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống văn hiến của vùng quê Cẩm Sơn, Cẩm Giàng, Hải Dương. Đặc biệt, Tòa Cửu phẩm niên hoa chùa Giám được xem như là một bảo vật. Tòa Cửu phẩm niên hoa chùa Giám còn được lưu giữ nguyên bản kiến trúc cổ và là một trong ba tòa cửu phẩm (chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, chùa Động Ngọ Thanh Hà – Hải Dương) có giá trị đặc biệt về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền còn được lưu giữ ở nước ta cho đến ngày nay
Trước kia, lễ hội chùa tổ chức ở mức lễ hội văn hóa dân gian của một vùng quê. Đầu xuân 2001 Bộ Y tế và UBND tỉnh Hải Dương chủ trì lễ hội, cũng là để tưởng niệm, tưởng nhớ công đức của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Từ đó, hội xuân chùa Giám có thêm ý nghĩa mới. Chùa Giám đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1974.
- Kết bài:
Chùa Giám từ hàng trăm năm qua đã nổi tiếng về những nét kiến trúc của ngôi chùa cổ, những giá trị của những bức tượng cổ, những giá trị của hàng ngàn bài thuốc của danh y Tuệ Tĩnh để lại đã tạo nên những kỳ tích của chùa Giám ngày nay.