Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn. (Sách Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2008, tr.196)
Từ việc tìm hiểu nhận định trên, hãy phân tích đời sống nội tâm của một nhân vật trong tác phẩm truyện được học (thuộc chương trình Ngữ văn trung học phổ thông) vốn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh/chị.
Hướng dẫn làm bài:
1. Giải thích nhận định:
– Nội tâm là một phương diện biểu hiện của nhân vật. Nhân vật có vai trò là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. (Các yếu tố khác: ngoại hình, hành động, biến cố, ngôn ngữ, các mối quan hệ với các nhân vật và với hoàn cảnh xung quanh).
– Nội tâm giúp người đọc thấy rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật; nội tâm của mỗi nhân vật do đó thường đặc sắc, có nét riêng, nét khác biệt so với các nhân vật khác trong tác phẩm và cả với nhân vật đồng dạng trong các tác phẩm khác.
– Nhà văn luôn chú ý xây dựng “những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” nhằm làm nổi bật nhân vật và góp phần thể hiện ý đồ sáng tác của mình.
→ Nhận định trên vừa nêu lên vai trò của nội tâm trong việc thể hiện nhân vật vừa xác định cá tính sáng tạo mà nhà văn thể hiện qua việc xây dựng đời sống nội tâm nhân vật, để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm và trong đời sống văn học. Qua đó, giúp bạn đọc có ý thức thêm về yếu tố này khi đọc tiểu thuyết và truyện ngắn.
2. Phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học:
Học sinh chọn tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn (cấp trung học phổ thông), phân tích nhân vật theo hướng nhận định đã nêu. Chú ý các điểm cơ bản sau đây:
– Chọn được nhân vật thực sự có giá trị trong việc thể hiện đời sống nội tâm;
– Phân tích được nét riêng trong nội tâm nhân vật, qua đó làm rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật.
– Chỉ ra “những đổi thay trong ý thức. thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” để khẳng định giá trị của nhân vật cũng như ý đồ sáng tác của nhà văn.
* Lưu ý: Học sinh phân tích nhuần nhuyễn các chi tiết biểu hiện đời sống nội tâm nhân vật, luôn có sự gắn kết với nhận định.
Tham khảo:
Qua truyện ngắn Chí Phèo, hãy làm rõ ý kiến: Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn.
- Mở bài:
Tô Hoài cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Thật vậy, văn học chính là mặt hồ phản chiếu con người ở hiện thực cuộc sống qua hình tượng của các nhân vật trong tác phẩm.Trong các khía cạnh của 1 nhân vật, nội tâm có lẽ là cái đọng lại bí ẩn nhất , sâu sắc nhất trong lòng bạn đọc. Bàn về yếu tố nội tâm cuẩ nhân vật trong tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, tháiđộ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn”.
- Thân bài:
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng nhất là với truyện ngắn và tiểu thuyết. Một truyện ngắn, một tiểu thuyết có sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc về nội tâm, tức là góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật của tác phẩm.
Ngoài yếu tố nội tâm, nhân vật còn được nhà văn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: ngoại hình, hành động, biến cố, ngôn ngữ, các mối quan hệ với các nhân vật và với hoàn cảnh xung quanh. Có vai trò đặc biệt quan trọng với sức sống của một tác phẩm, nội tâm nhân vật có điểm độc đáo riêng biệt giúp bạn đọc thấy rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất,lí tưởng” của nhân vật. Nội tâm giúp nhân vật được sống, được trải đời với cá tính riêng, cảm xúc riêng, suy nghĩ riêng, giúp họ là họ, không thể nhầm lẫn với bất kì nhân vật nào trong tác phẩm ấy và cả trong kho tàng văn học. Nội tâm nhân vật làm được những điều như thế đòi hỏi nhà văn nhà phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. Nhà văn phải luôn chú ý xây dựng “những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lícủa nhân vật qua các giai đoạn”, thể hiện nội tâm nhân vật như đặt nhân vật ấy giữa dòng người, giữa cuộc đời nhằm làm nổi bật nhân vật, hơn nữa góp phần thể hiện ý đồ của mình qua nhân vật,qua tác phẩm.
Có thể thấy, nhận định trên đã khảng định vai trò của nội tâm trong việc thể hiện nhân vật. Đó làm cho nhân vật hiện lên có sinh động hơn có hồn hơn. Đồng thời, qua việc thể hiện khía cạnh nội tâm nhà văn như đã khẳng định cá tính sáng tạo củachính mình, ghi dấu ấn trong thế giới văn chương và cảm nhận của bạn đọc. Từ đó giúp bạn đọc có cách định hướng đúng đắn khi cảm nhận truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng như là được cung cấp thêm hiểu biết về yếu tố nội tâm trong quá trình xây dựng nhân vật.
Nam Cao – nhà văn hiện thực xuật sắc của nền văn học việt Nam trước Cách Mạng. Ông không chỉ có tài trong cách kể chuyện, ngôn ngữ uyển chuyển, gần gũi mà ông còn là một cây đa cây đề trong việc phân tích nội tâm nhân vật. Có lẽ vì thếmà những trang văn của Nam Cao có sức sống mãnh liệt trong lòng người với những nhân vật ngàn đời “lăn lóc giữa trần ai”. Chí Phèo là một nhân vật minh chứng cho đỉnh cao tài năng thể hiện nội tâm ấy. Chí phèo – một nhân vật trong văn học nhưng dưới ngòi bút của Nam Cao, hắn như một người đang sống. Và hẳn nhiên, Chí Phèo cũng có nét riêng, cũng có “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” trong nội tâm của mình.
Một trong những nét riêng, phẩm chất riêng của con người Chí phải kể đến là bản chất thật thà,chất phác,hiền lành, ngay thẳng, chịu thương chịu khó.Tất nhiên đến môt hoàn cảnh khác, môi trường khác, bản chất ấy không còn trọn “mười phân vẹn mười”, không tinh khiết thậm chí là biến chất nhưng dù thế nào, sâu trong con người ấy vẫn là lương thiện, khao khát lương thiện, khao khát đến chết. Bản tính “hiền như đất “ấy là bản tính được chính Bá Kiến , sau này là Thị Nở xác nhận.
Chí Phèo hiền đến mức nhút nhát, đáng thương khi bị bỏ rơi ngay từ khi chào đời, hiền đến mức phải nhịn nhục cố hữu khi bị bà Ba lợi dụng, hiền đến mức không biết làm gì khi bị lão Bá tống vào tù trong 7,8 năm trời, hiền đến mức ngơ dại khi ra tù , môt lòng hơn căm trả thù mà laị bị lời ngon tiếng ngọt xoa dịu, dụ dỗ, thậm chí khi muốn hòa nhập với cộng đồng. Chí chỉ có thể chửivà muốn được nghe chửi để còn thấy được mình cũng bình thường như họ. Hiền hơn nữa khi Chí gặp Thị Nở, lần đầu tiên, Chí được môt tay người đàn bà chăm sóc, lần đầu tiên. Chí khóc, Chí tỉnh rượu, thấy cuộc đời bình yên đến lạ và khao khát được hoàn lương.
Có thể thấy, ở trong con người ấy luôn tồn tại hạt nhân cốt lõi của lòng tự trọng, của bản chất lương thiện trong nội tâm của một con người yếu thế- thấp cổ bé họng. Đây là điểm sáng lấp lánh là nét riêng đặc sắc Nam Cao xây dựng cho Chí Phèo , để rồi sau đó là một chuỗi các bi kịch xoay quanh điểm sáng – đáng nhẽ được ca ngợi ấy.
Không chỉ có nét riêng biệt, có cá tính, phẩm chất riêng, tâm hồn, nội tâm của Chí Phèo còn có “những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí” qua các giai đoạn. Nếu như trong quá trình tha hóa, từ môt anh nông dân đơn thuần đến môttên lưu manh, bản chất lương thiện của Chí tồn tại và tỏa sáng. Môt đứa trẻ mồ côi được nhặt về nuôi, môt anh canh điền khỏe mạnh, thật thà, siêng năng, môt nỗi nhục khi bị bà ba sai khiến là việc sai trái, môt ước mơ giản đơn môt gia đình nhỏ chồng cày thuê cuốc mướn thì sau khi ra tù, Chí đã bị xã hội cào xé nhân hình nhuộm đen nhân tính. Chí dữ dằn gớm chết, cái đầu trộc lốc, cỏi răng cạo trắng hớn, …
Bản chất hiền lành đã bị khuất lấp bởi môt tâm hôn chai lì, bởi những hành động phá phách, đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Rồi khi từ một tên lưu manh trở thành tên quỷ dữcủa làng Vũ Đại. Bản tính ấy không những đã khuất lấp mà thậm chí dã biến chất, Chí trở thành môt con quỷ dữ đúng nghĩa, quỷ dữ về nhân hình lẫn nhân tính. Mặt Chí Phèo không còn là mặt của con người nữa. Cái mặt không trẻ không già, chi chít là lằn ngang lằn dọc. Cái mặt của môt con vật lạ. Nhân hình tha hóa một, nhân tính chí biến chất gấp trăm lần, phá phách bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện. Nhưng có phải ngay từ đâu Chí đã thế không, có phải Chí muốn sống như thế không?
Câu trả lời ta đã hiểu quá rõ ngay từ giai đoạn từ một anh canh điền đến một tên lưu manh. Điều đó có thể giúp ta hiểu được tâm lí, thái độ sống của nhân vật thay đổi trong từng gia đoạn là như thế nào. Sẽ còn thấy rõ khi bước tiếp vào quá trình hồi sinh của Chí, con quỷ dữ ngược tàn là thế, vậy mà khi gặp Thị Nở, được ăn bát cháo hành, được thị chăm sóc ân cần giản dị, được sống trong ttinhf yêu vỏn vẹn chưa đến môt tuần, mà Chí đã thay đổi, thực ra không phải thay đổi mà quay về chính con người của mình, trở thành một con người có bản chất lương thiện tỏa sáng. Một con quỷ dữ trong mấy chục năm trời biết tỉnh dậy, tỉnh rượu biết lắng nghe tiếng chim, tiếng xôn xao ngoài chợ, biết nhinnf lại quá khứ, biết nghĩ về tương lai.
Thực sự có thể thấy trong gia đoạn này, Thị Nở như một liều thuốc hồi sinh giúp Chí Phèo quay trở lại, khát khao được hoàn lương, được sống một cuộc sống hạnh phúc. Giai đoạn này diễn ra ngắn ngủi, ngắn đến mức khi bắt đầu cho môt bi kịch đau đớn nhất của con người Chí Phèo chưa kịp thức tỉnh khỏi khát khao hạnh phúc ấy. Khi bị Thị Nở từ chối, Chí lắc đầu, không hiểu, nghĩ ngợi một tí, hình như hắn chợt hiểu, rồi bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng môt cái hắn hít cái hơi cháo hành, ngồi ngẩn mặt không nói. Khi Thị Nở ngoay ngoảy ra về, hắn mới sửng sốt, đứng lên gọi lại, chạy theo níu giữ nhưng rồi bị giúi một cái, hắn ngã lăn khoèo.
Đã lăn phải kêu hắn toan đập đầu. Nhưng muốn đập thì phải say, Chí Phèo uống thêm nữa. Nhưng tức quá càng uống lại càng tỉnh, hắn nhớ hơi cháo hành. Đau đớn , phẫn uất tột cùng hắn xách dao đi,định đến nhà Thị Nở, nhưng sự thức tỉnh ý thức dẫn hắn đến nhà Bá Kiến. Và giây phút tuyệt cọng nhất của Chí có lẽ là giây phút hắn kêu lên tiếng đau đớn cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện? Ai cho tao lương thiện”. Ta có thể thấy diễn biếm nội tâm của Chí Phèo rất phức tạp mỗi giai đoạn là mỗi khác nhau. Ngòi bút nội tâm bậc thầy của Nam Cao đã cho thấy cả quá trình diễn biến đó. Đó không chỉ là tài năng, mà ở chính ý đồ của ông. Nam Cao kêu lên tiếng kêu đau đớn của những con người trong xã hội thực tại qua bi kịch nhân phẩm của Chí Phèo.
- Kết bài:
“Con quỷ dữ” của làng Vũ Đại đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây trở thành một cơn ác mộng đã qua với những căm phẫn của xã hội vợ những tội ác không thể tha thứ ấy. Thế nhưng, mấy ai hiểu được rằng từ cái chết của Chí Phèo, một tiếng kêu thống thiết đã vang lên: hãy cứu lấy con người, hãy ngăn chặn bàn tay tội ác của bọn thống trị tàn bạo để trả lại quyền sống,quyền làm người cho những người dân cùng khổ.
Làm rõ nhận định qua truyện ngắn Làng của Kim Lân
* Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê:
– Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.
+ Khoe làng:
- Trước Cách mạng: Ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng.
- Sau Cách mạng: Ông khoe về một làng Chợ Dầu cách mạng, làng Chợ Dầu chiến đấu.
+ Nhớ làng: Ở nơi tản cư:
- Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.
- Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng. Ông kể để nguôi đi nỗi nhớ làng.
- Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật…)
– Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:
– Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.
– Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:
- Cổ nghẹn đắng.
- Da mặt tê rân rân.
- Giọng lạc hẳn đi.
- Lặng đi như không thở được…
→ Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.
* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:
– Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.
– Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:
- Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
- Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
- Cho tương lai cả gia đình.
– Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
- Không dám bước chân ra khỏi nhà.
- Không dám nói chuyện với vợ.
- Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.
- Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.
* Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội:
– Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.
– Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ:
+ Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” -> ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên -> là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.
+ Ông lựa chọn “…làng theo Tây thì phải thù” -> tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính:
– Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch -> đây là một mất mát lớn đối với người dân.
– Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:
- Chạy khắp nơi để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.
- Phấn khởi mua quà về chia cho các con.
- Định nuôi lợn để ăn mừng.
- Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.
→ Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa nhập làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trọng danh dự này.
* Nhận xét:
– Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.
– Qua đó cũng bộc lộ tài năng phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Kim Lân.