lam-sang-to-nhan-dinh-trong-cau-kieu-xua-ta-tim-ra-nguyen-du-va-tim-ra-chinh-minh-che-lan-vien

Làm sáng tỏ nhận định: Trong câu Kiều xưa ta tìm ra Nguyễn Du và tìm ra chính mình (Chế Lan Viên).

Trong câu Kiều xưa ta tìm ra Nguyễn Du và tìm ra chính mình (Chế Lan Viên).

1. Trong câu Kiều xưa ta tìm ra Nguyễn Du: 

– Câu văn gợi cho ta suy nghĩ về hoạt động tiếp nhận một tác phẩm văn học, về mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc. Người đọc tìm ra Nguyễn Du trong câu Kiều nghĩa là tìm ra, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của tác giả, tìm thấy cả nỗi đau, nỗi cô đơn, niềm hi vọng… của họ gửi gắm trong tác phẩm. Khi ấy người đọc và người viết có quan hệ tri âm. Đây là quan hệ lí tưởng của hoạt động tiếp nhận văn học.

– Vì sao có thể nói: Trong câu Kiều xưa ta tìm ra Nguyễn Du ? Vì quá trình sáng tác văn chương là quá trình nhà văn mã hóa những tâm tư, tình cảm của mình bằng văn bản ngôn từ. Người viết luôn kì vọng ở người đọc hiểu được tác phẩm của mình, hiểu mình (Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?). Quá trình tiếp nhân là quá trình người đọc giải mã tác phẩm để hiểu, đồng cảm với tâm tư, tình cảm của nhà văn.

– Làm thể nào để tìm ra Nguyễn Du trong câu Kiều?

+ Người đọc, người viết có sự tri âm là điều không dễ. Để có được quan hệ lí tưởng đó yêu cầu người đọc cần: hiểu đúng tác phẩm để đồng cảm với nhà văn; có tri thức văn hóa; có sự từng trải trong cuộc sống…Những tác phẩm càng lớn thì quá trình mã hóa càng phức tạp và vì vậy quá trình tri âm càng nhọc nhằn.

Chứng minh: cần chứng minh bằng những tác phẩm đã học trong chương trình ở các thể loại thơ, truyện như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chí Phèo (Nam Cao), Tây Tiến (Quang Dũng), Đàn ghi ta của Loca (Thanh Thảo), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)… Ở mỗi tác phẩm cần chỉ rõ: con người tác giả ở bề sâu bề xa câu chữ của tác phẩm là con người như thế nào? Tâm tư, tình cảm gì của nhà văn được gửi gắm?… (Bài viết giỏi có thể chứng minh mở rộng: không phải tác phẩm nào cũng có hạnh phúc tìm được tri âm ngay).

2. Trong câu Kiều xưa ta tìm ra chính mình.

“Tìm ra chính mình” nghĩa là hiểu mình, là soi vào tác phẩm ta thấy rõ tình cảm của mình, thấy cả sự thiếu hụt, bất toàn của mình. Đây chính là giá tị to lớn mà văn chương đem lại, cũng là chức năng nhận thức của văn chương..

– Vì sao nói “Trong câu Kiều xưa ta tìm ra chính mình”? Vì hoạt động tiêp nhận là hoạt động đối thoại (tương thoại). Người đọc luôn phải chủ động. Muốn hiểu được người khác thì ta phải nhìn lại chính mình. Và khi hiểu người khác thì càng hiểu mình hơn.

– Chứng minh: chọn những tác phẩm như trên và làm rõ: soi vào tác phẩm thấy tình cảm, cảm xúc của mình trong đó như thế nào? Thấy được cả phần chưa biết hết của tâm hồn mình ra sao?…

3. Bình luận mở rộng.

– Đoc văn chương để đạt được yêu cầu trên là phải đọc như thế nào?

– Không thể đọc hời hợt mà phải đọc nghiền ngẫm

– Đọc phải sống với từng con chữ trong tác phẩm…

4. Bài học cho người cầm bút.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang