Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn 8, Cánh Diều)
* Nội dung chính: Bài thơ Cảnh khuya tái hiện cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó ta cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
1. Chuẩn bị
Đọc trước văn bản Cảnh khuya, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.
Trả lời:
+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
+ Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
+ Cha: Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ: Hoàng Thị Loan
+ Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam
+ Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn
2. Đọc hiểu
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Chú ý việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ trong bài thơ.
Trả lời:
– Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ.
– Từ ngữ giản dị, giàu sức gợi.
– Bút phát vừa cổ điển vừa hiện đại, tả thiên về gợi.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1: Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Chủ đề: Bài thơ miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Qua đó thể hiện yêu thiên nhiên, yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quuan của Người..
Câu 2 . Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
Trả lời:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
– Qua hai câu thơ đầu, núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình..
– Cảnh vật sống động, tầng lớp lung linh, quấn quýt, có đường nét, hình khối đa dạng với 2 mảng màu sắc sáng – tối.
→ Hai cau thơ thể hiện vẻ đẹp lung linh huyền ảo, vừa cổ kín vừa trang nghiêm. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 3. Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?
Trả lời:
– Hai câu thơ cuối bài thể hiện sự say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Hai nét tâm trạng thống nhất, hòa hợp trong con người của Bác.
– Tác giả đã thể hiện sự rung động, say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc. Người thao thức vì cảnh đẹp đêm trăng và thao thức nghĩ cho vận mệnh của dân tộc.
– Điệp ngữ “chưa ngủ” lặp lại ở câu thứ a và đầu câu thứ tư như mở ra hai phía tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.
→ Hai câu thơ cuối bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả, tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước.
Câu 4: Tìm biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ. Nêu tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
– Biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,”, so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát – tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.
→ Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn, diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.
Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.
Trả lời:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu thơ đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Thì ra, Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà rất đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được. Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.
Xem thêm: