Ôn tập kiến thức và hướng dẫn tự học (Ngữ văn 8, Cánh Diều)
Câu 1: Truy cập Internet hoặc tìm trong sách, báo những thông tin về tác giả, tác phẩm đã học trong bài.
– Thu thập các nguồn tư liệu gồm: bài viết, hình ảnh, video liên quan đến bài học.
– Đánh giá tư liệu.
Trả lời:
Tác giả, tác phẩm đã học trong bài 7 | |
Hồ Xuân Hương | + Hồ Xuân Hương ( 1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. + Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất. + Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. + Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình. |
Trần Tế Xương | + Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương. + Quê làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định. + Tú Xương sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. + Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng. |
Lí Bạch | + Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc. + Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. + Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện. + Lí Bạch được mệnh danh là “Thi tiên”. |
Hồ Chí Minh | + Hồ Chí Minh (1890 – 1969) + Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, Mẹ là Hoàng Thị Loan. + Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn. |
Câu 2: Tìm đọc thêm một số bài thơ của Lí Bạch, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương, Hồ Chí Minh,… có cùng đề tài với các bài thơ đã học.
Trả lời:
– Thơ Lí Bạch:
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Đầu giường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.)
– Thơ Hồ Xuân Hương:
Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ mặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
– Thơ Bà Huyện Thanh Quan:
Chiều hôm nhớ nhà
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”.
– Thơ Trần Tế Xương
Thương vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
– Thơ Hồ Chí Minh
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.)
Để lại một phản hồi