Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh (Ngữ văn 8, Cánh Diều)
Câu 1: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó.
a.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
b.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
(Trần Tế Xương)
c.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận)
d.
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
(Tố Hữu)
Trả lời:
– Biện pháp đảo ngữ: Lom khom dưới núi; Lác đác bên sông
→ Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây
b.
– Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử
→ Nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những vị quan hiền tài của đất nước trong thời gian đấy.
– Biện pháp đảo ngữ: Ậm oẹ quan trường
→ Tác dụng: nhấn mạnh thái độ, tác phong của quan trường trong kì thi tìm kiếm nhân tài cho đất nước.
– Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô
→ Nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.
– Biện pháp đảo ngữ: Đã tan tác, đã sáng lại
→ Nhấn mạnh kẻ thù xâm lược và bầu trời ngày diễn ra Cách mạng tháng 8.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu in đậm dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó đối với việc liên kết câu.
a. Chúng nó đã giở ra với chị biết bao là trò mua vui. Nào nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn.Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành.
(Ngô Tất Tố)
b. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. […]Hành thì nhà chị may lại còn.
(Nam Cao)
Trả lời:
a. Đảo ngữ tạo sự liên kết giữa hai câu. “Những cuộc vui” là từ thay thế các động (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.
b. Đảo ngữ tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ “Hành” đầu câu trùng lặp với từ “hành” có trong câu trước.
Câu 3. Xác định câu hỏi tu từ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi câu hỏi tu từ đó.
a.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
b.
Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu
Người không hề tiếc máu hi sinh?
Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang không chịu cúi mình?
(Tố Hữu)
c.
Con gái tôi vẽ đây ư?
(Tạ Duy Anh)
Trả lời:
a. Câu hỏi tu từ “Thời oanh liệt nay còn đâu?” khiến câu thơ thêm sinh động về hình thức và bộc lộ được cảm xúc trông mong, nhớ về thời oanh liệt, thể hiện sự thất vọng tột cùng.
b.
+ Câu hỏi tu từ “Người không hề tiếc máu hi sinh?”, “ Người hiên ngang không sợ cúi mình” góp phần làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.
c. Câu hỏi tu từ: “Con gái tôi vẽ đấy ư?” được dùng để hỏi và khẳng định sự chắc chắn.
Câu 4. Ghép các từ tượng hình , tượng thanh (in đậm) ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B:
A. Từ tượng hình, từ tượng thanh | B. Nghĩa |
a. Ậm ọe quan trường miệt thét loa (Trần Tế Xương) | 1. (vóc dáng) bé nhỏ quá mức |
b. Lom khom dưới núi, tiều vài chú (Bà Huyện Thanh Quan) | 2. dài hoặc cao quá, mất cân đối |
c. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà (Bà Huyện Thanh Quan). | 3. ở tư tế còng lưng xuống |
d. Đôi mắt lão ầng ậng nước… (Nam Cao) | 4. thưa và rải rác mỗi chỗ, mỗi lần một ít |
e. Hoài Văn lầm rầm khấn… (Nguyễn Huy Tưởng) | 5. (tiếng nói) nhỏ, thấp, đều đều, nghe không rõ |
g. Dế Choắt người… dài lêu nghêu… (Tô Hoài) | 6. (nước mắt) nhiều, dâng đầy khóe mắt, như chực tuôn chảy ra. |
h. Chú bé loắt choắt (Tố Hữu) | 7. (tiếng nói) bị cản trong cổ họng, nghe không rõ. |
Trả lời:
a – 7; b – 3; c – 4; d – 6; e – 5g – 2; h – 1
Để lại một phản hồi