Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
I. Định hướng.
a. Ở phần nói và nghe, các em sẽ không viết văn mà kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích đó bằng lời.
b. Để kể lại một truyện truyện truyền thuyết hoặc cổ tích các em cần:
– Bám sát sự kiện chính nhưng có thể sáng tạo thêm những chi tiết hình ảnh, cách kết thúc truyện
– Phân biệt kể miệng (văn nói) với kể bằng viết (văn viết), chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,…) phù hợp với nội dung câu chuyện. Trong trường hợp cần thiết, người kể có thể sử dungjc ác thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video,…)
II. Thực hành.
Các em xem lại bài viết ở phần “viết” và làm theo các bước dưới đây.
a. Chuẩn bị.
– Đọc lại truyện.
– Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác nếu có.
b. Tìm ý và lập dàn ý.
– Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết để bổ sung, chỉnh sửa.
– Chú ý kiểm tra các sự kiện chính, các yếu tố sáng tạo trong nội dung và cách kể lại câu chuyện.
* Tìm ý:
– Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại cuộc chiến đấu một mình của Gióng chiến thắng quân thù.
– Truyện có những sự kiện và nhân vật chính: Câu chuyện kể về nhân vật chính Thánh Gióng:
+ Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
+ Thánh Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt.
+ Thánh Gióng dẹp tan quân giặc.
+ Sau đó, người cùng với ngựa bay lên trời.
– Diễn biến của câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc):
- Mở đầu: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
+ Phát triển: Thánh Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc. → Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt. → Thánh Gióng dẹp tan quân giặc.
- Kết thúc: Thánh Gióng cùng với ngựa sắt bay lên trời.
– Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… của truyện như:
+ Cảnh dân làng nô nức cùng nhau gom góp gạo;
+ Cảnh Thánh Gióng ăn nhiều như thế nào?
+ Miêu tả kĩ hơn hình ảnh Thánh Gióng khi mặc áo giáp;
+ Thêm cảnh Thánh Gióng tạm biệt gia đình và làng;…
– Truyện gợi cho em những cảm xúc tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc từ thuở xa xưa, biết ơn ông cha ta đã hi sinh xương máu đem lại nền tự do cho dân tộc. Từ đó nảy sinh suy nghĩ, ý thức về những hành động của mình cho Tổ quốc.
* Lập dàn ý:
- Mở bài:
– Lí do kể lại: Trong rất nhiều tác phẩm đã đọc và từng được học, thì em thấy Thánh Gióng là câu chuyện có ấn tượng sâu sắc.
– Giới thiệu về tác phẩm: Thánh Gióng một tác phẩm truyền thuyết đặc sắc.
- Thân bài:
– Kể lại những sự kiến chính bằng lời văn của em.
+ Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng:
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi:
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt.
+ Gióng ra trận đánh giặc:
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
+ Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại, người cùng với ngựa bay lên trời.
+ Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.
+ Gióng để lại nhiều dấu tích.
- Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong Thánh Gióng.
c. Nói và nghe.
– Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kể lại truyện trước tổ hoặc lớp.
– Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể để câu chuyện trở nên hấp dẫn.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa.
Nhớ lại, rút kinh nghiệm vẻ nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:
– Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân
+ Nội dung truyện Thánh Gióng đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những gì?
+ Nội dung, chi tiết, lời kể và cách kể của em có gì sáng tạo?
+ Về cách kể: Giọng kể, điệu bộ… thế nào?
– Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân
+ Đã hiểu và nắm được nội đung chính của câu chuyện được nghe chưa? Có nhận xét được về yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn không?
+ Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?
Xem thêm: