bai-2-mot-so-yeu-to-hinh-thuc-cua-tho-bon-chu-va-tho-nam-chu-bien-phap-noi-giam-noi-tranh-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Tri thức Ngữ văn Bài 2: Một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ và thơ năm chữ; Biện pháp nói giảm nói tránh (Bài 2, Ngữ văn 7, tập 1, Kết nối tri thức)

Tri thức ngữ văn:

Một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ và thơ năm chữ; Biện pháp nói giảm nói tránh.

1. Một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ và thơ năm chữ.

Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.

Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vẫn thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vẫn có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vẫn cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),…

Nhịp: Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 3/1; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

– Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện; hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi.

2. Nói giảm nói tránh.

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói riêng làm giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất,… của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang