bai-2-nghe-va-nam-bat-noi-dung-chinh-trong-thao-luan-nhom-trinh-bay-lai-noi-dung-do-ngu-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao

Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (Bài 2, Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo)

Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.

* Đề bài: Em được giao nhiệm vụ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề “Thiên nhiên có vai trò gì đối với cuộc sống con người?” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho các bạn nghe.

* Hướng dẫn:

Bước 1: Chuẩn bị nghe.

– Tìm hiểu kĩ về đề tài thảo luận, trao đổi của nhóm.

– Liệt kê những gì em đã biết và muốn biết thêm về đề tài này

– Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và nắm bắt nội dung chính.

– Tập trung lắng nghe nội dung trao đổi giữa các thành viên trong nhóm

– Tránh ngắt lời người nói

– Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của người nói.

– Quan sát nét mặt, cử chỉ, ánh măt, lắng nghe giọng điệu của người nói để hiểu quan điểm của họ về vấn đề đang trao đổi.

– Ghi ngắn gọn những vấn đề có nhiều ý kiến trao đổi, những vấn đề nhóm đã hoặc chưa thống nhất bằng từ khóa, cụm từ, kí hiệu…

– Ghi tóm tắt ý kiến/ quan điểm cá nhân, những vấn đề cần trao đổi thêm với nhóm.

Bước 3: Trình bày lại những nội dung chính đã trao đổi, thảo luận.

– Xác định lại với các thành viên trong nhóm về nội dung đã tóm tắt, ghi chép và điều chỉnh.

– Xác định rõ mục đích, người nghe, không gian và thời gian trình bày lại nội dung của cuộc trao đổi, thảo luận.

– Đọc lại, sắp xếp các nội dung đã ghi chép theo một trình tự hợp lí để thuận tiện cho việc trình bày và phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung cốt lõi, mối tương quan giữa các ý kiến của cuộc trao đổi, thảo luận.

Bài nói mẫu tham khảo 1:

Những điều cần biết về hiện tượng băng tan?

Định nghĩa:

Hiện tượng băng tan trước hết là một hiện tượng vật lý. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự tan chảy của tuyết hoặc các tảng băng trong đó bao gồm sông băng, những tảng băng trôi, và thềm băng trên các đại dương.

Nguyên nhân hiện tượng băng tan

Hiện tượng băng tan diễn ra do các tác nhân tự nhiên và tác nhân con người.

– Tác nhân tự nhiên:

+ Thực tế cho thấy băng tan là do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.

+ Sự nóng lên toàn cầu diễn ra do một lượng khí metan bị thải ra quá mức cho phép từ Bắc cực và các vùng lân cận.

+ Hiện tượng núi lửa phun trào cũng tác động đến việc tan các tảng băng ở 2 cực do hàng tấn tro bụi bị bay vào không khí.

+ Lượng CO2 thải ra khi băng tan cũng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và cuối cùng lại lặp lại vòng chu kỳ băng tan → thải khí CO2 → trái đất nóng lên.

– Tác nhân con người:

+ Các tác nhân tự nhiên chỉ tác động phần nhỏ vào quá trình xảy ra hiện tượng băng tan. Nguyên nhân chính vẫn nằm ở các hoạt động sống của con người.

+ Khí thải từ các khu công nghiệp và phương tiện giao thông làm tăng lượng khí CO2 trong không khí. Đặc biệt là ngành công nghiệp khí đốt.

Thực trạng hiện tượng băng tan trong những năm gần đây:

– Hiện nay tình trạng hiện tượng băng tan đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng băng trên trái đất đang tan nhanh hơn khoảng 57% so với cách đây 30 năm.

– Tính từ năm 1979 đến năm 2020, lượng băng ở Bắc cực đã bị giảm một phần diện tích gấp 6 lần nước Đức.

– Tại Nam cực, mực nước biển trung bình đã tăng thêm 3.5 cm. Nước biển đang dâng lên do lượng băng tan quá lớn. Thực tế cho thấy nhiều vùng đã bị nước biển xâm nhập mặn và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Tác hại của hiện tượng băng tan:

Hiện tượng băng tan tiềm ẩn những mối nguy mà nhân loại sắp phải đối mặt.

– Biến đổi khí hậu trầm trọng

– Mực nước biển dâng cao

– Ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển

– Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí, nắng nóng kéo dài

– Tác động to lớn đến con người và động vật

Biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan:

– Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy để hạn chế hiện tượng băng tan, cần có biện pháp hạn chế lượng khí thải do hoạt động của con người thải ra môi trường.

– Dùng các biện pháp mạnh với cơ quan xí nghiệp thải trực tiếp chất thải ra môi trường mà không qua xử lý.

– Tăng cường trồng cây, cải tạo cây rừng, hạn chế phá rừng để tăng lượng O2 trong không khí.

– Phân loại rác thải để xử lý đúng tránh gây ô nhiễm cho môi trường.

Bài nói mẫu tham khảo 1:

Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

1. Thiên nhiên là gì?

Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà

2. Thiên nhiên bao gồm những gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu, thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình…

3. Vai trò của thiên nhiên đối với sự sống.

Thiên nhiên tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của con người, cụ thể như sau:

3.1 Vai trò của thiên nhiên với môi trường tự nhiên.

Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.

3.2 Ảnh hưởng của tự nhiên tới đời sống của con người.

Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống, sản xuất của mình. Thiên nhiên còn quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người:

– Những người sống ở khu vực Đông Á, nơi quanh năm có khí hậu nóng ẩm, đồng bằng nhiều, nguồn nước nhiều thì họ sẽ định cư dọc các con sống lớn, nơi phát triển được nghề lúa nước.

– Còn đối với người da trắng sống ở khu vực châu Âu, nơi khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm thấp thì họ phải trồng các loại cây thực phẩm là lúa mì, để thích ứng được với khí hậu nơi đây.

Thế nhưng, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên, do đó cần chung tay để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại gồm sáu loại chính như sau:

– Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (làm gạch, làm gốm)…

– Tài nguyên rừng: Động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…

Đọc thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang