bai-2-nhung-cai-nhin-han-hep-sgk-ngu-van-7-tap-1-sach-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi (Những cái nhìn hạn hẹp) (Bài 2, Ngữ Văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo).

* Nội dung chính:

– Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của ếch, chỉ vì huênh hoang, kiêu ngạo nên phải chịu kết cục bi thảm.

– Truyện Thầy bói xem voi: Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện

Đọc hiểu văn bản:

NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP:

Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI

(Truyện ngụ ngôn)

I. Chuẩn bị đọc.

Câu 1. Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Trả lời:

– Mỗi khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau em sẽ thấy bầu trời có những vẻ đẹp riêng với các sự vật: Mây, gió, mặt trời…

Câu 2. Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Trả lời:

– Em hình dung về các thầy bói: Thường mặc dài dài đen, tay cầm gậy.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Trả lời:

– Do nó sống lâu ngày trong một cái giếng và bầu trời của nó chỉ qua mặt giếng bé bằng cái vung.

2. Dự đoán: “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?

Trả lời:

– Kết quả: Chưa có cái nhìn toàn diện về con voi.

III. Suy ngẫm và phản hồi.

– Nội dung chính: Đưa ra các bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống khi đánh giá sự việc.

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên.

Trả lời:

* Tóm tắt nội dung:

Ếch ngồi đáy giếng.

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Thầy bói xem voi.

Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quản tượng để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

* Đề tài:

Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì. Bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết

Thầy bói xem voi: Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều.

Câu 2. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Trả lời:

– Tình huống đó trong văn bản:

“Ếch ngồi đáy giếng”: bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng náo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết

“Thầy bói xem voi”: Năm ông thầy bói mù rủ nhau xem thử con voi có hình thù như thế nào. Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau, mỗi người một ý không ai nhường ai đánh nhau toác đầu chảy máu.

Câu 3. Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

– Ấn tượng của em về nhân vật:

– “Ếch ngồi đáy giếng”: là một con vật nhỏ bé, có thói kiêu căng, ngạo mạn, nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết, suy nghĩ nông nổi.

– “Thầy bói xem voi”: Là những người bị mù, rảnh rỗi, không có việc gì làm, thiếu sự hiểu biết, bảo thủ, cho mình là đúng, không tôn trọng ý kiến người khác, không biết lắng nghe.

– Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn là:

+ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người.

+ Các nhân vật thường không có tên riêng mà sẽ được gọi bằng các danh từ như: con ếch, cua, ốc, thầy bói,…

+ Các nhân vật không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.

+ Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

Câu 4. Em rút ra được những bài học gì từ các truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”?

Trả lời:

* Bài học từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”:

– Sự quan trọng của hoàn cảnh sống sẽ tác động đến suy nghĩ, lối sống của mỗi người.

– Phê phán những người có thái độ cao ngạo, coi thường người khác, chủ quan, suy nghĩ thiếu hiểu biết, nông cạn,…

– Mỗi người cần biết khiêm tốn, không được chủ quan, huênh hoang, coi mình là nhất.

– Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần có sự thích nghi, luôn luôn tìm tòi, học hỏi và mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.

* Bài học từ truyện “Thầy bói xem voi”:

– Cách nhìn nhận, đánh giá sự việc trong cuộc sống.

– Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều.

– Phải có sự thấu hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.

Câu 5. Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Trả lời:

– Đọc truyện ngụ ngôn cần có cái nhìn hài hước và thầy những bài học đằng sau các tình huống bất thường mà truyện xây dựng.

Câu 6. Em hãy:

– Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

– Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa, …

Trả lời:

* Truyện ngụ ngôn: “Con lừa đẩy cối xay”.

– Có một họa sĩ rất bảo thủ, không muốn thay đổi thủ pháp vẽ tranh, vậy nên những tác phẩm của anh ta hoàn toàn không có gì mới mẻ. Có một ngày, anh cầm tác phẩm tâm đắc nhất của mình đi hỏi thầy giáo. Thầy giáo nói: “Em hãy xem con lừa đẩy cối xay đi được bao xa?”. Họa sĩ nói: “Con lừa chỉ chạy vòng quanh chiếc cối xay, có thể nói rằng chỉ dậm chân tại chỗ”. Thầy giáo nói: “Nếu em cứ cố chấp không chịu tìm kiếm những điều mới, thì có khác gì con lừa kia chỉ mãi đạp lên dấu chân của chính mình”.

– Cảm nhận: Những thứ tốt ngay lúc ban đầu đều sẽ trở thành chướng ngại cho việc đề cao, chỉ có không ngừng thay đổi thì mới mong tiến bộ.

* Truyện ngụ ngôn: “Ông lão và con rùa”.

– Có một ông lão đã sống tới 90 tuổi nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ liền đi tới miếu sơn thần cầu nguyện. Sơn thần hỏi: “Ông chỉ muốn cầu trường thọ thôi đúng không? ”Ông lão nói: “Đúng vậy”. Sơn thần nói: “Vậy thì ông an tâm trở về đi”. Khi ông lão đang trở về thì đột nhiên thân thể thu nhỏ lại, biến thành một con rùa đen. Con rùa chầm chậm bò tới một khe đá thì gặp một con rùa khác. Con rùa kia nói: “Tôi trước đây cũng khẩn cầu sơn thần được trường thọ và Ngài ấy đã biến tôi trở thành một con rùa đen. Trả qua cuộc sống buồn chán 300 năm, ngoại trừ thể xác cứng ngắc và hơi thở yếu ớt này, một chút vui vẻ cũng không có, muốn chết cũng không xong. Đúng là thà được làm người chịu khổ 3 ngày còn hơn phải sống 300 năm làm rùa vô vị”.

– Cảm nghĩ: Không muốn phụng sự thiên hạ mà chỉ mong tồn tại, thì dù sống được ngàn năm vẫn sẽ vô vị như rùa kia vậy.

»»» Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang