bai-3-lac-ki-thuc-su-may-man-trich-chuyen-con-meo-day-hai-au-bay-cua-lu-i-xe-pun-ve-da-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Soạn bài: Lắc-ki thực sự may mắn (trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Lu-I Xe-pun-ve-da) (Bài 3, Ngữ văn 6, tập 1, Kết nối tri thức).

Đọc mở rộng:

Lắc-ki thực sự may mắn
(trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Lu-I Xe-pun-ve-da)

* Nội dung chính:  Đoạn trích “Lắc-ki thật sự may mắn” trích chương VI của “Chuyện con mào dạy hải âu bay” – tác phẩm gồm 11 chương, kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết gay sau khi đẻ trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ đáng thương. Gióc-ba đã hứa ba điều: sẽ ấp quả trứng, sẽ bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã thực hiện được tất cả những lời hứa đó. Đoạn trích “Lắc-ki thực sự may mắn” bắt đầu kể về hành trình Gióc-ba thực hiện lời hứa thứ ba: dạy Lắc-ki bay! Qua đó thể hiện tình yêu thương giữa các loài vật với nhau. Chúng yêu thương nhau bằng tất cả tấm lòng, từ trái tim đơn giản và không toan tính.

1. Tính chất gây tò mò của nhan đề “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”. 

– Điều phi lí: Mèo là loài vật không biết bay lại có thể dạy chim hải âu bay.

2. Những sự kiện chính được kể lại trong chương VI, Lắc-ki (Lucky) thực sự may mắn:

– Lắc-ki lớn nhanh như thổi, được sống trong sự yêu thương của bầy mèo. chẳng mấy chốc đã ra dáng một con hải âu tuổi thiếu niên.

– Cuộc nói chuyện của Lắc-ki với con đười ươi Mét-thiu: 

+ Thời điểm: Một buổi chiều, tại một tiệm tạp hóa.

+ Hành động và lời nói của các nhân vật:

Mét-thiu độc ác, thô lỗ.

– Lời nói miệt thị, cay độc, rít lên và gọi Lucky là “con nhỏ bẩn thỉu kia”.

– Hách dịch, đánh đồng “Chim chóc con nào chẳng thế.”

– Reo những ý nghĩ xấu vào đầu Lắc-ki:

+ Gọi những con mèo là “khố rách áo ôm”.

+ Phân biệt sự khác nhau giữa Lắc-ki và những con mèo.

+ Chê Lắc-ki giống giáo sư mèo thông thái “dở hơi”, “đần độn”.

+ Reo ý xấu: “Chúng nó đợi mày béo nẫn ra rồi làm thụt mày thành bữa ăn ra trò.”

→ Miệt thị, lời nói cay độc.

Lắc-ki ngây thơ, ngoan ngoãn:

Rụt rè, lễ phép hỏi lại khi bị miệt thị “Tại sao ngày lại gọi cháu thế, thưa ngài khỉ?”

– Giải thích, tìm sự đồng cảm từ người có ác ý “Ngài nhầm rồi…. Anh-xtanh”

→ Buồn tủi, chịu sự tác động về tâm lí.

– Cuộc nói chuyện của Lắc-ki với những con mèo.

Cuộc trò chuyện thứ nhất

Lắc-ki:

– Dáng hình: lớn nhanh như thổi, ra dánh một con hải âu tuổi thiếu niên thon thả vưới lớp lông vũ mềm màu bạc.

– Được yêu thương: được bao bọc trong sự yêu thương, sống trong tiệm tạp hóa của Ha-ri.

– Rất nghe lời: theo hướng dẫn của Đại Tá co mình nằm bất động giả vờ là những con chim nhồi bông.

– Thích khám phá: trầm trồ trước hàng nghìn loại vật thể chứa trong các căn phòng.

– Mong muốn được hòa nhập với loài mèo:

+ Hỏi “Tại sao con lại phải bay?”

+ Khẳng định mong muốn “Nhưng con không thích bay. Và con cũng không thích làm hải âu”, “Con muốn làm mèo, mà mèo thì không bay.”

Anh-xtanh:

– Giáo sư mèo thông thái hết lòng giúp: Tìm trong mọi cuốn sách để tìm phương pháp giúp Lắc-ki học bay.

+ Giải thích cho lắc-ki hiểu rằng Lắc-ki là hải âu.

+ Điểm đặc trưng: “thật là khủng khiếp”.

→ Cuộc nói chuyện thể hiện sự yêu thương từ cả giáo sư mèo và Lắc-ki. Thấy được ước muốn hòa nhập, tự coi bản thân là mèo của Lắc-ki.

+ Cuộc trò chuyện thứ hai: 

Thời gian: Chiều hôm cùng ngày sau khi Lắc-ki nói chuyện với Mét-thiu.

Lắc-ki:

– Tâm trạng buồn bã:

+ Không xuất hiện xơi món mực ống yêu thích.

+ Chui rúc, trốn tránh giữa đám thú nhồi bông,

+ Khi được hỏi, không buồn hé mỏ.

+ Hỏi mà không ngẩng đầu “Má muốn con ăn để con béo tròn, ngon lành phải không?”

+ Vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

– Sợ hãi việc tập bay “Con sợ bay lắm.”

– Yêu thương, biết ơn “Con chim duỗi một cánh vắt ngang lưng con mèo.”

Gióc-ba:

* Tình yêu thương:

– Xe-crét-ta-ri-ô chôm món yêu thích cho Lắc-ki.

– Lo lắng vì không thấy Lắc-ki, đi tìm hỏi chuyện.

– Giải thích lí lẽ:

+ Khẳng định điểm đúng của Mét-thiu

+ Phân tích điểm sai để thể hiện tình yêu thương.

+ Công nhận tình cảm của Lắc-ki với chúng.

+ Phân tích điểm thú vị khi thành một con hải âu.

– Luôn sẵn sàng ở cạnh cổ vũ khi Lắc-ki học bay.

– Hành động dịu dàng: “Con mèo dịu dàng liếm đầu con hải âu.”

→ Cuộc nói chuyện thể hiện tình yêu thương giữa cả hai loài vật dành cho nhau.

3. Đặc điểm của hai nhân vật Gióc-ba (Zorba) và Lắc-ki:

Gióc-ba (mèo)

+ có 4 chân.

+ có lông mao.

+ không biết bay.

Lắc-ki (chim hải âu)

+ có 2 chân.

+ có lông vũ.

+ có thể học bay và biết bay.

4. Ý nghĩa những lời giảng giải của Gióc-ba với Lắc-ki ở đoạn kết: 

– Giải thích lí lẽ:

+ Khẳng định điểm đúng của Mét-thiu

+ Phân tích điểm sai để thể hiện tình yêu thương.

+ Công nhận tình cảm của Lắc-ki với chúng.

+ Phân tích điểm thú vị khi thành một con hải âu.

→ Thể hiện tình yêu thương sâu sắc Gióc-ba dành cho Lắc-ki.

PHẦN ĐỌC MỞ RỘNG.

1. Tìm đọc một số truyện về đề tài tình bạn hay lòng nhân ái, khoan dung. 

– Ví dụ: “Người ăn xin” (Tuốc-ghê-nhép), “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Sự tích hoa mào gà”, … 

– Khi đọc cần chú ý:

+ Người kể chuyện

+ Cốt truyện

+ Nhân vật

+ Lời người kể chuyện

+ Lời nhân vật

2. Tìm đọc một số bài thơ viết về tình cảm gia đình.

– Ví dụ: “Quạt cho bà ngủ” (Thạch Quý), “Mẹ vắng nhà ngày bão” (Đặng Hiền), …

– Chú ý cách sử dụng:

+ Thể thơ.

+ Từ ngữ.

+ Hình ảnh.

+ Biện pháp tu từ.

3. Trao đổi về những điều em thấy thú vị trong những tác phẩm truyện, thơ đã học 

4. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ em yêu thích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang