ÔN TẬP KIẾN THỨC BÀI 4.
Câu 1. Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút.
Trả lời:
ĐẶC ĐIỂM | ||
Biểu hiện | Tản văn | Tùy bút |
Khái niệm: | – Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả,…), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội | – Là một thể trong ký, dùng ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. |
Chất trữ tình: | – Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc. | |
Cái tôi: | – Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. | |
Ngôn ngữ: | – Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thể đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. |
Câu 2. Đọc lại các văn bản trong bài và điền thông tin phù hợp vào phiếu.
Trả lời:
Trả lời:
Câu 4. Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa như thế nào? Nêu một vài ví dụ thể hiện sự khác biệt ấy.
Trả lời:
– Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa: góp phần làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp. Trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ cũng chính là trân trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.
– Ví dụ:
Từ ngữ | Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Bát | Bát | Đọi | Chén |
Quả dứa | Quả dứa | Trái gai | Trái thơm |
Quả roi | Quả roi | Quả đào | Quả mận |
Dọc mùng | Dọc mùng | Ráy | Bạc hà |
Quả quất | Quả quất | Trái hạnh | Trái tắc |
Cải cúc | Cải cúc | Tàng ô | Tần ô |
Pingback: Soạn bài Ngữ Văn 7, sách Chân trời sáng tạo - Cả năm, đầy đủ, chi tiết - Theki.vn