Thực hành Tiếng Việt:
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn (hàm ý).
Câu 1: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:
a, – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)
b, – Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
Trả lời:
a.
– Nghĩa tường minh: Bác có thấy con lợn chạy qua đây không, Tôi không thấy con lợn nào cả.
– Nghĩa hàm ẩn: Muốn khoe con lợn của mình, tôi có chiếc áo mới.
b.
– Nghĩa tường minh: Con rắn to dài vừa tròn hai mươi thước là con rắn vuông à.
– Nghĩa hàm ẩn: làm gì có con rắn nào dài hai mươi thước.
Câu 2: Đọc lại truyện Vắt cổ chày ra nước và thực hiện yêu cầu sau:
a, Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: ” Thế thì tao cho mượn cái này” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?
b, Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “ Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!“?
c, Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chày ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.
Trả lời:
a, Nghĩa hàm ẩn: Tao không cho mày tiền uống nước đâu, mày tự lo lấy đi. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu: Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.
b, Người đầy tớ muốn nói ông chủ thật keo kiệt bủn xỉn.
c, Thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” để chỉ sự bủn xỉn, hà tiện, keo kiệt đến quá đáng.
– Câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” thường dùng để ám chỉ kẻ keo kiệt thông thường chứ ít người hiều chính xác là chỉ mấy tên chủ và loại trọc phú chuyên bóc lột sức lao động của người làm công.
Câu 3: Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau:
a, Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?
b, Thấy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu em biết điều đó?
c, Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?
Trả lời:
a, Câu nói có nghĩa là ông viết chữ sấu.
b, Thầy đồ hiểu sai câu nói của vợ mình. Dựa vào việc ông đắc chí.
c, Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau không. Vì không phải lúc nào người nghe/ người đọc có thể hiểu được nghĩa hàm ẩn trong các câu nói.
Đọc thêm:
- Nghĩa tường minh và hàm ý (nghĩa hàm ẩn)