bai-5-kien-thuc-ngu-van-bai-5-ki-hoi-ki-an-du-hoan-du

Soạn bài: Tri thức Ngữ văn bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (Bài 5, Ngữ văn 6, tập 1, Chân trời sáng tạo)

KIẾN THỨC NGỮ VĂN BÀI 5.

Kí.

là thể loại văn học coi trọng sự thật và những trải nghiệm, chứng kiến của chính người viết. Trong kí, có những tác phẩm thiên về kể sự việc (tự sự), có những tác phẩm thiên về biểu cảm (trữ tình). Trong kí tự sự có hồi kídu kí.

+ Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác già.

+ Du kí chủ yếu kể về những sự việc mới diễn ra hoặc đang diễn ra gắn với các chặng đường trong hành trình tìm hiểu những vùng đất nước kì thú của Việt Nam và thế giới. Nhân vật xung “tôi” trong hồi kí và du kí là hình ảnh của tác giả.

Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí (thường xung “tôi”, “chúng tôi”) là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian, hay những khác biệt trong nhận thức, quan niệm,…

Hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí: “ghỉ chép” hiểu theo cách thông thưởng, là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép” để viết hồi kí, khác với tư liệu để viết truyện, phải hoàn toàn xác thực, tin cậy. Nhưng “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.

Ẩn dụ, hoán dụ.

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

+ “Những mũi tên đen…” trong đoạn “Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đầu bay tới tấp”.

+ “Ấy là những con chèo bẻo” là hình ảnh ẩn dụ.

– Ẩn dụ này dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ bay,… của bầy chim chèo bẻo với những mũi tên được bắn đi từ dây cung.

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

+ “Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa…”

(Lấy vật chứa để gợi vật được chứa);

+ “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghi/ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” (lấy bộ phận để gợi toàn thể);…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang