Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội.
* Hướng dẫn quy trình viết:
Đề bài: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng để kể lại, ví dụ:
– Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường; dọn rác ở công viên, chế tạo vật dụng từ rác thải nhựa…
– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương; viết bài giới thiệu các di tích văn hoá – lịch sử, danh lam thắng cảnh; tham gia bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc như: chèo, tuồng, cải lương,
– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước: thiết kế pốt-xơ-tơ (poster) hoặc vẽ tranh về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thiết kế thiệp xuân tặng các chú bộ đội….
• Xác định mục đích viết và người đọc (Người dọc là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết”).
• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:
– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.
– Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lần tham gia hoạt động xã hội.
– Trò chuyện với những người cùng tham gia dễ nhớ lại những sự việc đã xảy ra.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
Xem lại phần Viết bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một)
Bước 3: Viết bài.
– Từ dàn ý đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:
• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.
• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thể rồi, cuối cùng… nhằm thể hiện trình tự của các sự việc
• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia…) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp li trong bài viết.
Bước 4: Xem lại và chính sửa, rút kinh nghiệm
– Sử dụng bảng kiểm bài văn kể lại hoạt động xã hội ở phần Viết bài Sắc thời của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một) để tự kiểm tra bài viết của mình.
Thực hành:
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Tham khảo:
Hành động tốt trong đại dịch Covid 19.
Vừa phân chia nhu yếu phẩm gửi đến bà con ở phường Cổ Nhuế 2, chị Nhật Thu (ở Hà Nội) cho biết suốt từ thời điểm giãn cách xã hội, “siêu thị 0 đồng lưu động” làm việc không ngơi nghỉ. “Trăn trở nhất là sức lực của mình làm có đủ để phần nào vơi đi gánh nặng lo toan hằng ngày của bà con hay không. Nhưng thà mình hành động còn hơn là ngồi yên”, chị Thu nói. “Siêu thị 0 đồng” ra đời khi thành phố Hà Nội ra công điện 15 áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Cho đến ngày thủ đô nhận lệnh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, “siêu thị 0 đồng” được chuyển đổi theo hình thức lưu động, phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội nhóm để giúp đỡ được nhiều đối tượng hơn. Nhờ sự giúp sức của chính quyền địa phương, các suất nhu yếu phẩm được chuyển đến tận tay cho bà con nghèo, cho các lao động tự do đang kẹt lại giữa thành phố.
Trong lúc dịch bệnh, chị Thu không kêu gọi quyên góp quỹ, nhưng những người thân, bạn bè biết đến “siêu thị 0 đồng” đều xin được góp thêm gạo, mì, trứng, sữa chung tay giúp bà con nghèo. Mỗi người thầm lặng, tùy tâm mà đóng góp theo sức lực của mình. “Cũng có rất nhiều người làm việc âm thầm nên rất dễ để chúng tôi kết nối được với nhau trong đại dịch”, chị Thu chia sẻ.
Trong dịch bệnh, bà con càng mong chờ tình người hơn bao giờ hết. Niềm vui nhất là được nhìn thấy nụ cười của bà con khi nhận bao gạo, gói mì sẻ chia. Các nhà hảo tâm cho biết họ sẽ tiếp tục đồng hành với bà con đến lúc nào dịch bệnh qua đi.