Thực hành tiếng Việt bài 8:
TỪ MƯỢN
Câu 1. Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác?
– Nhân loại, thế giới, video, nhận thức, cộng đồng, xích lô, cô đơn, nghịch lí, mê cung, a-xit, ba-zơ.
Trả lời:
– Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung.
– Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ.
Câu 2. Theo em, vì sao chúng ta mượn những từ như email, video, Internet?
Trả lời:
– Theo em, chúng ta mượn những từ như email, video, Internet vì tiếng Việt của ta khó tìm được từ ngữ tương đương để biểu thị những khái niệm này.
– Mặt khác, chúng ta sử dụng những từ mượn gốc Âu để làm phong phú thêm ngôn ngữ của chúng ta nhưng phải được sử dụng theo đúng nguyên tắc tránh bị xem là lạm dụng từ.
Câu 3. Em hãy đọc đoạn văn sau vả trả lời câu hỏi:
Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kể lại: “Do có công việc tại Thành phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn trong đó để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “Anh book (đặt) phòng ạ? Anh chọn single hay double room (phòng đơn hay phòng đôi). “Anh sure (chắc chắn) rồi chứ? Anh có thể fix (cố định) lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay (hoãn chuyến) hoặc thay đổi kế hoạch anh phải confirm (xác nhận) lại cho em. Tôi nghe mà không thể hiểu cô ta đang nói gì.”
(Bảo Linh, Sành điệu hay tự đánh mất mình? Báo An ninh thủ đó, số ra ngày 28-4-2012)
Trong câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói? Từ đó, em rút ra bài học gì về việc sử đụng từ mượn trong giao tiếp?
Trả lời:
– Trong câu chuyện trên, người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên đã dùng quá nhiều từ mượn gốc Âu khiến cho người nghe khó hiểu. Mặt khác, cán bộ hưu trí là người lớn tuổi sẽ khó nghe và khó hiểu được từ mượn.
– Qua đó, em rút ra rằng sử dụng từ mượn cần phải thích hợp trong từng hoàn cảnh, đối tượng nghe phù hợp, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều từ mượn trong một câu sẽ làm mất đi giá trị của tiếng mẹ đẻ.
Câu 4. Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau:
a. Thấy con mình có tài năng thiên bẩm vệ hội hoạ, người cha đã cho cậu theo học thầy Ve-rốc-chi-ô, một họa sĩ nổi tiếng.
b. Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có về mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện.
c. Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tô quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.
d. Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên hoa biết bao!
Trả lời:
a.
– Tài năng: năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc
– Hội họa: là từ mượn Hán-Việt, hội trong hội tụ, họa trong họa sĩ, mang nghĩa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật.
– Họa sĩ: người chuyên vẽ tranh nghệ thuật, có trình độ và đã được mọi người công nhận.
b.
– Phủ định: bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì.
– Bổ sung: thêm vào cho đủ.
– Nhận thức: nhận ra và biết được, hiểu được.
c.
– Dân tộc: tên gọi những cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hoá.
– Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nào đó.
d.
– Phát triển: biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
– Nhân sinh: quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người.