Bùi giáng – Kẻ điên nhưng không loạn
Bùi Giáng sinh năm 1926, tại xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học triết học nổi tiếng của Việt Nam. Năm 1962, ông cho xuất bản tập thơ “Mưa nguồn” và nhanh chóng nổi tiếng trên thi đàn.
Tuổi nhỏ, Bùi giáng học ở trường làng. Năm ông chuyển lên học ở trường Bảo An, huyện Điện Bàn, có học với thầy Lê Trí Viễn trong một thời gian. Năm 13 tuổi, Bùi Giáng ra Huế học cấp trung học tại một trường tư thục Thuận Hóa. Tại đây, ông được gặp gỡ và học tập với các thầy giáo nổi tiếng như: Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh.
Đến năm 1950, ông thi đỗ tu tài tài đặc biệt do Liên khu 5 tổ chức và được cử ra học tiếp ở hà Tình. Nhưng khi vượt đường xa ra tới nơi thì ông quyết định quay trở về nhà, không học nữa.
Hai năm sau ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh vào Đại học Văn khoa. Nhưng sau khi nhìn danh sách các giáo sư dạy học, ông vo cùng thất vọng. Ông lại bỏ học sau đó và ra ngoài dạy học tại một trường tư thục đồng thời bắt đầu sáng tác, viết sách, dịch thuật, khảo cứu.
Năm 1965, nhà Bùi Giáng bị hỏa hoạn, rất nhiều bản thảo chưa kịp in đã bị thiêu trụi. Bùi Giáng vô cùng đau buông. Kể từ đó ông bắt đầu thời kì “điên rực rỡ”. Ông rong ruổi khắp lục tỉnh Nam kì, nơi nào có đường đi ông đều tìm tới. Ông muốn du sơn ngoạn thủy, ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương sông nước, quên đi cuộc sống bề bộn, chật vật, làm tinh thần khuây khỏa sau bao mất mát đau thương.
Năm 1971, vì sức khỏe yếu kém, Bùi Giáng trở lại sống ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn ông cũng còn có thói quen đi hết nơi này đến nơi khác. Lúc ghé nhà bằng hữu nhâm nhi chén rượu, có khi lại vào chùa quét lá đa. Ông có căn nhà nhỏ nhưng ít thấy ông ở nhà.
Bùi Giáng viết rất nhiều, từ thơ cho đến khảo luận, triết học, tạp văn, nhận xét, phê bình, rồi đến cả lĩnh vực dịch thuật và âm nhạc ông cũng đều có sách. Sách của Bùi dáng in cả trước và sau giải phóng. Ngày nay, nhiều bộ sách của ông còn được tiếp tục tái bản cả trong và ngoài nước.
Bùi dáng viết rất say sưa và năng lực viết vô cùng dồi dào. Vào những năm 1962 -1963, ông có đến 6 tập thơ được ra mắt công chúng.
Thơ Bùi giáng vừa có chiều sâu triết lí vừa rất hóm hỉnh vui tươi, đôi lúc ngông cuồng. Càng cuối đời, ông càng ngông cuồng hơn. Cái ngông của ông là cái ngông của kẻ thất thời lỡ dỡ, cái ngông của một thiên tài không được đón nhận, khác với cái ngông của Tản Đà hay Nguyễn Công Trứ.
Ông cố tìm lấy một niềm an lạc trong tâm hồn nhưng bất thành. Quá bất mãn, ông điên với cuộc đời đầy ố bẩn. Ông điên say sưa, điên rực rỡ. Ông buông bỏ tất cả để theo đuổi con điên của mình.
Có người cho rằng Bùi Giáng hóa điên là bởi cuộc đời ông có quá nhiều bất hạnh. Gia đình không trọn vẹn, học hành dở dang, cuộc đời chìm nổi. Nhưng, ngoài cái số phận bạc bẽo, gia đình bất toại thì những việc khác đều do Bùi Giáng tạo tác cả.
Cái điên của ông là cái điên của một thiên tài không tìm thấy được chỗ nwuowng náu tinh thần. Tất cả trước mắt Bùi Giáng đều trở nên tầm thường và giả tạo. Nhân gian đang có dệt nên một cái vỏ hình thức giả dối và ngụy tạo những hành động sai lầm. Một thiên tài có thể nhìn thấu suốt và bóc trần được vỏ hình thức đó.
Bùi Giáng Có lần từng nói: “ Có thể đổi dạng theo lối tuyệt vô hy vọng, hoặc điên cuồng, hoặc rồ dại. Nhưng cuối cùng, phải nên dìu nó về thể thái thanh thản khiêm tòng”. Chính triết lí phương Đông và tinh thần của đạo Phật đã giúp cho ông có một cái nhìn thấu suốt cuộc đời. Cuối cùng, phải trả mình về sự giải thoát.
Tôi thiết nhĩ, Bùi Giáng chỉ điên ở thể thức tồn tại chứ không điên ở tinh thần. Ông còn tỉnh lắm. Ông hay nói những lời rồ dại, điên cuồng nhưng không vô nghĩa. Một khi thực thể bị phủ nhận thì linh hồn sẽ được giải thoát. Ông muốn được yên tĩnh, không bị ai quấy rầy để chuyên tâm suy ngẫm và viết. Viết tất cả những gì xuất hiện trong đầu ông một cách mãnh liệt nhất.
Năm 1988, một buổi chiều tháng 10, Bùi Giáng đã mãi mãi ra đi, chấm dứt một cuộc đời lang bạt kì hồ.
Con chim nhỏ đã từ bỏ bầu trời xanh về với đất mẹ vĩnh hằng. Có lẽ, linh hồn Bùi giáng sẽ được về nương náu nơi cửa phật, điều mà ông lúc nào cũng mong mỏi.